Australia phát triển vaccine mRNA đầu tiên

Theo Guardian, vaccine mới được phát triển ở Melbourne trong 5 tháng bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Monash, nhà sản xuất dược phẩm IDT Australia và Viện Doherty.

Hôm 30/11, Bộ trưởng Nghiên cứu Y học của bang Victoria, Jaala Pulford, cho biết đây là một "cột mốc quan trọng" - lần đầu tiên Australia phát triển một loại vaccine mRNA dưới bất kỳ hình thức nào.

“Chúng tôi là nơi duy nhất trên đất nước này có năng lực sản xuất dược phẩm, cũng như phát triển khoa học, để làm được điều này”, bà cho biết.


Hình ảnh virus corona được quan sát dưới kính hiển vi. (Ảnh: Getty Images).

Pulford cho biết công nghệ này có thể mở ra một thế giới “hoàn toàn mới của y học cá thể hóa” và giúp các nhà khoa học phát triển thuốc chữa các bệnh khác bao gồm cả ung thư.

Giáo sư sinh học dược phẩm Colin Pouton của Đại học Monash cho biết loại vaccine mới này khác với các loại vaccine Covid-19 hiện có.

Theo ông, vaccine mới có thể được sử dụng để chống lại các biến chủng Covid-19 mới, bao gồm cả Omicron, mặc dù hiệu quả của các loại vaccine hiện có đối với biển chủng này vẫn chưa được xác định.

Pouton nói: “Chúng tôi vẫn chưa biết vì Omicron mới chỉ lây nhiễm ở một số lượng người tương đối nhỏ”.

“Tuy nhiên, sự vượt trội của mRNA và cả protein tái tổ hợp là chúng ta có thể bổ sung vaccine này rất nhanh, chỉ trong vòng vài tuần, để ứng phó với một biến chủng mới xuất hiện”, ông cho biết.

Pouton cho biết loại vaccine này được tạo ra để chống lại biến chủng Beta - biến chủng được cho là đã biến mất - nhưng cũng bắt đầu xuất hiện ở phía nam châu Phi.

Ông nói: “Đến nay, đó là biến chủng duy nhất mà vaccine dường như không thể phát huy tác dụng một cách tối đa. Việc lựa chọn Beta làm biến chủng mẫu sẽ giúp tạo ra loại vaccine có thể thực sự thách thức các biến chủng nguy hiểm mới xuất hiện khác”.

Hiện nay, vaccine mRNA đang được thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt theo quy định.

Khoảng 450 liều đã được sản xuất tại Boronia, với 150 người tham gia thử nghiệm giai đoạn một từ tháng 1/2022, dự kiến sẽ có kết quả vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, có thể mất nhiều năm vaccine mới được triển khai một cách rộng rãi. Điều này cũng chỉ xảy ra nếu loại vaccine mới vượt qua ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và được phê duyệt bởi Cục Quản lý Sản phẩm Điều trị.

Trên thực tế, không phải tất cả các loại thuốc và phương pháp điều trị đều đi đến giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News