Australia sử dụng thông tin vệ tinh để theo dõi hỏa hoạn
Theo phóng viên tại Sydney, ngày 24/7, Australia đã chính thức ra mắt website theo dõi hỏa hoạn quốc gia (My Fire Watch) sử dụng thông tin vệ tinh để nắm tình hình diễn biến các đám cháy và thời tiết.
Ảnh: Daily mail
"My Fire Watch" được khai trương tại Kimberley của bang Tây Australia, là sự hợp tác giữa Chính quyền bang và Đại học Edith Cowan ở Perth (ECU).
Chuyên gia Danielle Brady thuộc ECU cho biết trang web sẽ cung cấp thông tin về các đám cháy, sấm sét, các khu vực bị đốt cháy và một số thông tin khác như thời tiết trong vùng... trong khoảng thời gian vài ngày quanh thời điểm tra cứu. Địa chỉ này đã được nâng cấp và dễ truy cập hơn so với địa chỉ đã được các cơ quan hữu quan sử dụng.
Để có được thành công này, nhà chức trách và các chuyên gia Australia đã phải mất 3 năm nghiên cứu tại Kununurra, một thị trấn ở vùng Tây Bắc Australia, để xác định yêu cầu cần thông tin.
Các thông tin trên website được cập nhật mỗi khi một vệ tinh quét ngang qua (hiện khoảng 2 lần/ngày).
Giới chuyên gia hy vọng số vệ tinh đi qua Australia sẽ tăng trong vài năm tới và trang web sẽ được cập nhật thông tin thường xuyên hơn.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
