Australia tái tạo được virus Vũ Hán, bước đột phá giúp chế vaccine

Các nhà khoa học Australia cho biết đã tái tạo thành công virus corona gây ra dịch viêm phổi đang hoành hành, tạo ra bước đột phá trong cuộc chạy đua chế tạo vaccine.

Theo ABC, các nhà khoa học tại Viện Lây nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne hôm 28/1 đã tái tạo thành công virus nCoV-2019, loại virus corona gây ra dịch viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán và nhiều địa phương ở Trung Quốc.

Việc tái tạo thành công virus nCoV-2019 giúp các nhà khoa học có thể thử nghiệm bất cứ mẫu vaccine nào nhằm đối phó với dịch bệnh đang hoành hành. Đồng thời, các nhà khoa học cũng có thể quan sát, nghiên cứu hành vi và sự biến đổi của virus nCoV-2019 dưới các tác nhân khác nhau.

Bên cạnh đó, với kết quả vừa đạt được, các nhà khoa học có thể phát triển phương pháp kiểm tra để xác định một người có mang virus hay không trước khi người này có bất cứ triệu chứng nhiễm bệnh nào.


Tiến sĩ Mike Catton, Phó giám đốc Viện Peter Doherty. (Ảnh: ABC).

Tiến sĩ Mike Catton, Phó giám đốc Viện Peter Doherty, thông báo sẽ chia sẻ kết quả vừa đạt được với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đó phổ biến cho các cơ sở nghiên cứu y học khắp thế giới, nhằm chạy đua với thời gian để điều chế vaccine chống lại virus nCoV-2019.

Viện Peter Doherty là cơ sở nghiên cứu duy nhất bên ngoài Trung Quốc có thể tái tạo thành công virus nCoV-2019 tới thời điểm hiện tại. Trước đó, một cơ sở nghiên cứu tại Trung Quốc đã tái tạo thành công virus nCoV-2019, nhưng từ chối chia sẻ kết quả với WHO.

Nhà chức trách Trung Quốc sáng 29/1 cho biết số người nhiễm virus corona tại nước này đã lên tới 5.496 ca, trong đó 131 bệnh nhân đã tử vong. Tổng số người nhiễm virus corona trên toàn thế giới là 5.571 ca, không có bệnh nhân nào tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Người nhiễm virus corona mới đã được báo cáo trên khắp Trung Quốc đại lục, với 125 ca tử vong ở tỉnh Hồ Bắc - nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, và 6 tỉnh thành khác. Khoảng 3.000 người đã nhập viện ở tỉnh Hồ Bắc, với hơn 20.000 người đang được theo dõi nguy cơ mắc bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News