Australia tham gia “cuộc đua” bảo vệ không gian
Theo tờ Thời đại của Australia ngày 19/1, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd hôm 18/1 tuyên bố nước này ủng hộ nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đưa ra một bộ quy tắc ứng xử mới mang tính quốc tế liên quan các hoạt động không gian.
Ngoại trưởng Kevin Rudd cho rằng tình hình đang trở nên cấp bách hơn bởi sự thật là nhiều nước tiếp tục phát triển các hệ thống vũ khí nhằm hủy diệt vệ tinh.
Trong khi đó, từ hệ thống quốc phòng cho tới hệ thống theo dõi biến đổi khí hậu đều dựa vào vệ tinh.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo sự can dự của con người trên không gian đang trở nên nguy hiểm bởi “các bên thiếu trách nhiệm".
Mặc dù cả Australia và Mỹ không nêu rõ “các bên thiếu trách nhiệm” là nước nào, song các điện tín ngoại giao của Mỹ do WikiLeaks tiết lộ cho thấy giữa Bắc Kinh và Washington đã xuất hiện cuộc chiến ngôn từ xung quanh cái Mỹ gọi là “chương trình thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc".
Ước tính hiện có khoảng 500.000 mảnh vỡ bay quanh quỹ đạo Trái Đất, đủ để làm hỏng hoặc thậm chí hủy diệt các vệ tinh cũng như tàu vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
