Ba chiến hạm thời Thế chiến II biến mất bí ẩn dưới đáy biển Indonesia

Nhà chức trách lo ngại ba chiến hạm chìm ngoài khơi Indonesia cách đây hơn 70 năm có thể bị đánh cắp để lấy sắt vụn.

Một cuộc điều tra quốc tế đang được tiến hành để tìm hiểu sự biến mất bí ẩn của ba xác tàu chiến Hà Lan chìm dưới biển Java ngoài khơi Indonesia, Guardian hôm qua đưa tin.

"Xác tàu HNLMS De Ruyter và HNLMS Java dường như đã biến mất hoàn toàn. Tàu HNLMS Kortenaer cũng mất một mảng lớn", Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết.

Cả ba chiếc tàu đều chìm trong Hải chiến Java đánh dấu thất bại thảm hại của liên quân Hà Lan, Anh, Mỹ và Australia trước quân Nhật vào tháng 2/1942. Đây là một trong những trận hải chiến tốn kém nhất trong lịch sử, tạo điều kiện cho quân Nhật chiếm đóng toàn bộ thuộc địa Đông Ấn của Hà Lan. Tổng cộng 2.200 người, bao gồm 900 người quốc tịch Hà Lan và 250 người gốc Indonesia thiệt mạng cùng ba chiếc tàu chìm sau trận chiến.


Tàu HNLMS Kortenaer trước khi chìm trong hải chiến Java năm 1942. (Ảnh: Wikipedia).

Năm 2002, một nhóm thợ lặn nghiệp dư tìm thấy ba chiếc tàu chiến còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm mới kỷ niệm 75 năm Hải chiến Java cho thấy những xác tàu này đã biến mất. Ba tàu chiến không còn nằm dưới đáy biển dù hình ảnh sóng âm chỉ ra dấu vết của chúng.

"Chúng tôi đang điều tra để xem xét điều gì xảy ra với những xác tàu. Hành động xâm phạm nấm mồ chiến tranh là điều xúc phạm nghiêm trọng", Bộ Quốc phòng Hà Lan nhấn mạnh.

Các nhà chức trách nghi ngờ xác những tàu chiến này đã bị khai thác trái phép làm sắt vụn. Vùng biển quanh Indonesia, Singapore và Malaysia là nghĩa trang chứa hơn 100 xác tàu chiến và tàu ngầm thời chiến tranh. Trong những năm qua, nhiều người lén lút tìm kiếm vị trí tàu đắm và lấy trộm các bộ phận bằng thép, nhôm và đồng của chúng.

Một trường dạy lặn ở Malaysia từng chia sẻ trên tờ New Straits Times vào năm ngoái rằng xác tàu đắm được cho nổ tung bằng thuốc nổ, sau đó ngư dân vớt sắt vụn lên bờ đem bán.

Quân đội Mỹ năm 2014 cũng thông báo về tình trạng xâm phạm trái phép xác tàu chiến USS Houston bị chìm trong trận hải chiến eo Sunda ở biển Java. Đây là mồ chôn gần 650 thủy thủ thiệt mạng trong trận chiến này.

"Những người đã hy sinh ở đó cần được yên nghỉ", Vleugels, giám đốc Quỹ Chứng tích chiến tranh Hà Lan trả lời tờ ANP.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Đăng ngày: 12/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News