Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara

Playa de Las Teresitas ở Tenerife, Tây Ban Nha, là một trong những bãi biển nổi tiếng ở quần đảo Canary. Tuy nhiên, đây không phải danh thắng tự nhiên, mà được con người tạo ra.

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Trước đây, Playa de Las Teresitas rất khác bãi biển du khách thấy ngày nay. Thời xưa, đó là bãi biển khá nguy hiểm, nhiều sỏi và có cát núi lửa đen, nước cũng không lặng như bây giờ. Tuy nhiên, đây là bãi biển duy nhất nằm gần Santa Cruz. Số còn lại dần biến mất khi các công ty xây dựng khai thác cát. (Ảnh: Tipsandtrips).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Năm 1953, Hội đồng Thành phố Santa Cruz quyết định thi công một bãi biển nhân tạo ở Las Teresitas. Mất 8 năm bản thiết kế mới hoàn thành, và thêm 4 năm để được hội đồng thành phố và chính phủ Tây Ban Nha phê duyệt. (Ảnh: Tenerifelicidad).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Bước đầu tiên là bảo vệ bãi biển khỏi sóng mạnh. Một đê chắn sóng lớn được xây dựng. Một bậc thang cũng được đào xuống biển để ngăn nước cuốn đi số cát sau này được đổ lên Las Teresitas. (Ảnh: Peapix).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Cát trắng được đưa tới đây từ sa mạc Sahara (châu Phi), khoảng 270.000 tấn
, và được sử dụng để tạo ra bãi biển dài 1,3km, rộng 8m. (Ảnh: Unusual Place).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Bãi biển mở cửa năm 1973, và nhanh chóng trở thành điểm đến được người dân địa phương và du khách yêu thích. (Ảnh: Eldia).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Quần đảo Canary
thường nhập cát từ Tây Sahara để tái thiết các bãi biển và để dùng cho các công trình quy mô lớn khác. Tuy nhiên, việc này cũng gây hại cho môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái mỏng manh của khu vực khai thác. (Ảnh: Mike Workman/Shutterstock).

Bãi biển ở châu Âu được làm từ 270.000 tấn cát từ Sahara
Hiện tại, cát là nguồn tài nguyên có hạn và đang dần cạn kiệt trên thế giới, chủ yếu do hoạt động xây dựng của con người. Việc lấy cát từ các khu vực nhạy cảm gây rối loạn độ đa dạng sinh học và tạo ra thêm các nguy cơ về môi trường. Chính vì thế, những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động và học giả đã lên tiếng đề nghị Liên Hợp Quốc và WTO hành động mạnh mẽ hơn để giới hạn tổn hại đến từ khai thác cát. (Ảnh: Unusual Place).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá nhà hàng nằm sâu trong lòng đất dành cho dân

Khám phá nhà hàng nằm sâu trong lòng đất dành cho dân "sành lẩu"

Nhờ nằm sâu dưới lòng đất nên nhà hàng lẩu này rất mát mẻ, thậm chí không cần dùng đến điều hòa.

Đăng ngày: 15/06/2023
Top 10 nhà ga bỏ hoang nổi tiếng thế giới

Top 10 nhà ga bỏ hoang nổi tiếng thế giới

Mặc dù đã bị bỏ hoang và trở nên điêu tàn, những nhà ga tuyệt vời này vẫn đại diện cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử loài người.

Đăng ngày: 09/06/2023
Top 7 thành phố cổ nhất nước Mỹ

Top 7 thành phố cổ nhất nước Mỹ

Mỹ có nhiều thành phố lâu đời với lịch sử đầy thú vị và nhiều điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khám phá.

Đăng ngày: 07/06/2023
Những thành phố được bình chọn là nơi đáng sống nhất trên thế giới

Những thành phố được bình chọn là nơi đáng sống nhất trên thế giới

Tất nhiên, mỗi thành phố đều có ưu và nhược điểm riêng - không nơi nào gọi là hoàn hảo nhưng hãy đọc để khám phá thành phố nào được coi là nơi tốt nhất để sinh sống trong rất nhiều địa danh nổi tiếng toàn cầu.

Đăng ngày: 06/06/2023
Top 10 đường hầm dài nhất thế giới

Top 10 đường hầm dài nhất thế giới

Đường hầm cung cấp lối đi thuận tiện, tạo cảm giác đặc biệt, gây ấn tượng mạnh cho du khách.

Đăng ngày: 03/06/2023
Những cung đường bộ đẹp nhất Đông Nam Á

Những cung đường bộ đẹp nhất Đông Nam Á

Tín đồ du lịch không thể bỏ lỡ những cung đường bộ lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp tự nhiên của các nước Đông Nam Á.

Đăng ngày: 03/06/2023
Top 11 thành phố hiện đại được xây dựng trên tàn tích cổ xưa

Top 11 thành phố hiện đại được xây dựng trên tàn tích cổ xưa

Một số thành phố phát triển nhất thế giới thực tế được xây dựng trên nền móng có từ thời cổ đại với những di tích lịch sử vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 02/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News