Thung lũng Cầu vồng - tử địa của những người leo đỉnh Everest

Nằm ở độ cao hơn 8.000m, Thung lũng Cầu vồng chứa khoảng 200 thi thể không thể đưa xuống do địa hình và môi trường quá khắc nghiệt.

Leo đỉnh Everest là hành trình cực kỳ nguy hiểm. Qua các năm, nhiều người đã bỏ mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này. Chỉ trong năm nay, số người chết có thể đã lên tới 17, IFL Science hôm 6/6 đưa tin.

Thung lũng Cầu vồng - tử địa của những người leo đỉnh Everest
Thi thể "Giày xanh" an nghỉ cách đỉnh Everest khoảng 340m. (Ảnh: Twitter/Whoacity)

Hành trình chinh phục đỉnh Everest thường bao gồm chuyến đi đến trại cơ sở (khoảng 8 ngày với tốc độ trung bình) ở độ cao khoảng 5.300m. Từ đây, người leo núi phải mất thêm 40 ngày di chuyển và thích nghi với độ cao lớn, lượng oxy thấp, để lên đến đỉnh.

Khi lên cao, áp suất khí quyển giảm xuống, các phân tử oxy phân tán và không khí trở nên loãng hơn. Do đó, thách thức lớn nhất là khi đi đến "vùng tử thần" - khu vực có độ cao trên 8.000m thuộc núi Everest. Ở độ cao này, không khí loãng đến mức hầu hết mọi người, trừ những nhà leo núi dẻo dai nhất, đều cần thêm oxy để có thể tiếp tục đi xa hơn.

Nhà leo núi đứng trước nguy cơ bị say độ cao (hay say núi cấp tính) nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi không đủ oxy để cung cấp cho não ở độ cao lớn, dẫn đến mất phương hướng và cạn kiệt năng lượng. Cùng với những mối nguy hiểm như tuyết lở, trượt ngã và bỏng lạnh, Everest đã lấy đi mạng sống của nhiều nhà leo núi chuyên nghiệp mỗi năm.

Vậy nếu điều tồi tệ nhất xảy ra với các nhà leo núi khi chinh phục đỉnh Everest, thi thể của họ sẽ được xử lý như thế nào? Không khí ở đó quá loãng để máy bay trực thăng có thể tới mang thi thể đi. Vì vậy, cách duy nhất là những người leo núi khác mạo hiểm mạng sống để đưa người đã khuất trở về.

Nhưng thay vào đó, nhiều thi thể bị bỏ lại trên núi, trở thành lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của đỉnh núi cao hơn 8.000m, thậm chí còn trở thành mốc đánh dấu. Những người leo núi biết rằng họ đang đi đúng đường khi đi qua một số thi thể đặc biệt, ví dụ như "Giày xanh" hoặc "Người đẹp ngủ trong rừng" (hiện đã được di dời khỏi đường leo núi). Tuy nhiên, đa số người bỏ mạng sẽ an nghỉ tại "Thung lũng Cầu vồng".

Thung lũng Cầu vồng là một khu vực thuộc vùng tử thần của Everest, được bao phủ bởi trang phục rực rỡ của những người đã thiệt mạng và bị đẩy khỏi đường leo núi. Tô điểm cho khu vực này là những bình oxy và lều nhiều màu. Nơi này ước tính chứa khoảng 200 thi thể, chưa rõ con số chính xác.

Đóng vai trò như một nghĩa địa cho những người thiệt mạng và phải bị bỏ lại ở vùng tử thần, Thung lũng Cầu vồng nằm ở độ cao trên 8.000 m, bên dưới sống núi phía bắc của Everest. Các thi thể vẫn ở đây vì việc thu hồi và di chuyển quá tốn kém, nguy hiểm và rất khó thành công. Thung lũng gần như trở thành một khu vực huyền thoại với những người leo núi và rất được tôn trọng do có nhiều người yên nghỉ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu khoa học: Trẻ khóc nhiều và không hay khóc lớn lên khác biệt ra sao?

Nghiên cứu khoa học: Trẻ khóc nhiều và không hay khóc lớn lên khác biệt ra sao?

Hãy trân trọng đứa trẻ dám cười và khóc, bởi nụ cười, nước mắt của trẻ dành cho người thân yêu thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối.

Đăng ngày: 09/06/2023
Người đàn ông mắc kẹt trong đám mây suốt 40 phút

Người đàn ông mắc kẹt trong đám mây suốt 40 phút

Trung tá William Rankin là một trong hai người từng rơi xuyên qua đám mây giông và sống sót để kể lại tai nạn hy hữu này.

Đăng ngày: 09/06/2023
Bí mật của ngôi làng sống thọ nhất thế giới

Bí mật của ngôi làng sống thọ nhất thế giới

Người dân từ Sardinia, Ý, một ngôi làng có tỉ lệ người hơn 100 tuổi nhiều nhất thế giới tin rằng họ đã khám phá ra bí mật để ''trường sinh bất lão''.

Đăng ngày: 09/06/2023
Có phải người giàu thông minh hơn?

Có phải người giàu thông minh hơn?

Trí thông minh, giáo dục và kinh tế - xã hội đều có ảnh hưởng đến thu nhập và sự giàu có của một người, nhưng liệu người giàu có thông minh hơn?

Đăng ngày: 09/06/2023
Phát hiện “cổng vào thế giới ngầm” 650.000 tuổi ở Siberia

Phát hiện “cổng vào thế giới ngầm” 650.000 tuổi ở Siberia

Các nhà khoa học châu Âu vừa chứng minh Batagay Crater, cấu trúc tự nhiên được người dân Siberia (Nga) gọi là " cổng vào thế giới ngầm", còn là một cánh cổng giúp họ "đi ngược thời gian".

Đăng ngày: 08/06/2023
Phát hiện về bước ngoặt tiến hóa của tổ tiên chúng ta hàng tỉ năm trước

Phát hiện về bước ngoặt tiến hóa của tổ tiên chúng ta hàng tỉ năm trước

Ngày 7/6, các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu về steroid nguyên thủy để giải quyết bí ẩn lâu nay về cách các dạng sống phức tạp đầu tiên phát triển.

Đăng ngày: 08/06/2023
Cứng đơ như gỗ, chế biến nửa năm mới được, song nguyên liệu có giá hơn 1 triệu đồng/kg này vẫn đắt khách

Cứng đơ như gỗ, chế biến nửa năm mới được, song nguyên liệu có giá hơn 1 triệu đồng/kg này vẫn đắt khách

Nếu lần đầu biết đến nguyên liệu này, bạn sẽ thấy nó chắc khác gì khúc gỗ, cứng đơ và không hề có hương vị. Song, đây lại là một phần không thể thiếu trong các món ăn của một quốc gia nổi tiếng sống thọ.

Đăng ngày: 08/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News