Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới

Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến dịch Bạch Đằng Giang, có thể làm thay đổi nhận định trước đây.

Chiều 20/12, đoàn chuyên gia của Viện Khảo cổ học, Hội Sử học và Viện Địa chất Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực địa tại bãi cọc vừa được khai quật trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới
Một cọc bằng gỗ lim có đường kính 50cm được phát hiện ở tư thế nghiêng 45 độ. (Ảnh: Giang Chinh).

Các nhà khoa học xác định đây là bãi cọc quy mô lớn, quan trọng, liên quan đến chiến dịch Bạch Bằng Giang chống quân xâm lược Nguyên Mông của quân, dân nhà Trần năm 1288, do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy.

Bãi cọc được Trần Quốc Tuấn đóng dưới lòng sông Đá Bạc, tại ngã ba dẫn vào con lạch thông ra sông Giá, để ra cửa sông Bạch Đằng. Qua gần 1000 năm, phù sa bồi đắp, dòng chảy thay đổi, đặc biệt tác động của con người nên lòng sông bị thu hẹp và bãi cọc xưa giờ thành một phần cánh đồng trù phú.

Ngoài cọc bằng gỗ lim, nhiều cọc bằng gỗ sến, táu... Cọc dài nhất gần 5 m, ngắn hơn 2 m; đường kính lớn 0,5 m, nhỏ 0,2 m. Tất cả cọc được bảo quản tốt hơn nhiều so với cọc tại bãi cọc Quảng Yên (Quảng Ninh).

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học còn chưa lý giải được cọc đóng xuống thế nào vì kết quả khai quật cho thấy nhiều chân cọc bằng.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng bãi cọc Cao Quỳ được phát lộ cho thấy chiến thắng của quân dân nhà Trần năm 1288 là "Chiến dịch Bạch Đằng Giang" chứ không phải là "Trận Bạch Đằng Giang" như nhận thức lâu nay. 

Chiến dịch được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là chặn đánh nhằm tiêu hao sinh lực địch. Giai đoạn 2 là ngăn không cho địch đi vào đường tắt từ ngã ba sông Đá Bạch, rẽ vào con lạch dẫn ra sông Giá, thông với cửa sông Bạch Đằng. Giai đoạn 3 là trận quyết chiến giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

Bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới
3 hố khai quật tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). (Ảnh: Giang Chinh).

Bãi cọc Cao Quỳ nằm trong giai đoạn 2 của chiến dịch Bạch Đằng Giang năm 1288. Để chặn giặc đi vào sông Giá, giữ bí mật trận địa cọc đã được bố phòng trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đã cho lập bãi cọc Cao Quỳ. 

"Để có cái nhìn tổng quan và khách quan hơn về chiến dịch Bạch Đằng Giang, chúng ta phải nghiên cứu giai đoạn 1 và 2", ông Lê Văn Lan nói.

Cùng quan điểm với giáo sư Lan về tầm quan trọng của bãi cọc Cao Quỳ, GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ mở ra hướng nghiên cứu mới về chiến dịch Bạch Đằng Giang. Nó khiến các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra kết luận trận chiến trên đất Quảng Yên (Quảng Ninh) hay trên đất Thủy Nguyên (Hải Phòng) mới là quan trọng.

Trước đó ngày 18/12, một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim phát lộ dưới lớp bùn tại 3 hố trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Cọc được đóng sâu đến 2,5 m, đầu có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính 20-50 cm, chôn cách nhau 5-7 m. Hai mẫu cọc được giám định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cacbon 14 cho kết quả niên đại từ năm 1270 đến 1430. 

Kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã giành thắng lợi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại trận chiến nổi bật nhất mà Trần Quốc Tuấn làm thống soái như sau:

"Tháng 3, ngày 8 (năm 1288), quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ nhưng không gặp. Hưng Đạo Vương đánh bại chúng. Trước đó, Vương đã đóng cọc ở sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều xuống, thuyền giặc vướng cọc hết... Quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Di dời nhà thờ cổ nặng 1.700 tấn bằng xe tải

Nhà thờ Hồi giáo 600 năm tuổi được đặt lên xe tải 256 bánh, chuyển đến địa điểm mới cách xa 4,7 km.

Đăng ngày: 20/12/2019
Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ 1.300 năm của con rể Võ Tắc Thiên

Ngôi mộ ở tỉnh Sơn Tây chứa 120 cổ vật và bản khắc chữ về tiểu sử của Tiết Thiệu, một phò mã dưới triều Đường.

Đăng ngày: 20/12/2019
Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu khai quật tàn tích của một khu rừng trải dài 400 km từ bang New York State tới Pennsylvania cách đây hơn 380 triệu năm.

Đăng ngày: 20/12/2019
Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Xưởng chế tạo garum, loại nước mắm nổi tiếng người La Mã mang theo trong mọi cuộc chinh phạt, nằm cách xa thành phố cổ do gây mùi khó chịu.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Viện khảo cổ học đang khai quật bãi cọc với nhiều chỉ dấu có từ thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại huyện Thủy Nguyên.

Đăng ngày: 19/12/2019
Hy Lạp khám phá ra 2 ngôi mộ cổ 3.500 năm tuổi

Hy Lạp khám phá ra 2 ngôi mộ cổ 3.500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra 2 ngôi mộ có niên đại khoảng 3.500 năm, gần cung điện thời kỳ Mycenae, vùng Peloponnese, miền nam Hy Lạp.

Đăng ngày: 18/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News