Ban bố lệnh giới nghiêm vì bướm

Hiện tượng một loài bướm gây ngứa tràn vào các thành phố ban đêm buộc giới chức vùng hải ngoại Guyana của Pháp phải áp đặt tình trạng giới nghiêm.

AFP đưa tin khu vực Sinnamary thuộc Guyana là nơi đang bị bướm đuôi vàng (Hylesia Metabus) tấn công. Sinnamary cách thủ phủ Cayenne chừng 110 km về phía tây.

Bướm đuôi vàng chủ yếu sống ở các rừng đước. Nhưng ánh sáng đèn điện khiến chúng bay về phía các thành phố trong khoảng thời gian từ 19h tới 23h. Những con bướm cái phóng ra hàng nghìn sợi lông siêu nhỏ để bảo vệ trứng của chúng. Những sợi lông này gây ngứa dữ dội khi chạm vào da.

Ban bố lệnh giới nghiêm vì bướm
Một con bướm đuôi vàng. (Ảnh: wildlifeinsight.com)

Từ đầu tháng 7 người dân Sinnamary bắt đầu tắt điện, đóng cửa hàng sớm và chui vào màn sau khi mặt trời lặn để giảm thiểu nguy cơ bị bướm đuôi vàng tấn công.

“Ánh sáng mờ từ một chiếc tivi cũng khiến lũ bướm bay vào nhà. Suốt một tháng qua tôi luôn đóng cửa vào buổi tối. Sự bành trướng của bướm gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế vùng Guyana, bởi nó xảy ra vào giai đoạn cao điểm của mùa du lịch”, bà Barbara Thomas, chủ một nhà hàng, nói.

Dân chúng tại Sinnamary từng tuần hành vào ngày 29/7 để yêu cầu chính quyền tiêu diệt bướm đuôi vàng. Giới chức đã thành lập một ủy ban để giải quyết tình hình. Ủy ban đang xem xét một số biện pháp để diệt bướm, bao gồm việc phun thuốc trừ sâu tại các đầm lầy trong giai đoạn sinh sản của chúng.

Claude Berteaud, một kỹ sư địa phương, nói rằng tại trung tâm vũ trụ quốc tế Kourou gần đó, người ta đặt các bẫy ánh sáng để bắt chúng.

Guyana, có diện tích hơn 83.000 km2 và dân số vào khoảng 237 nghìn người, là một vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ. Nơi này tiếp giáp với Đại Tây Dương ở phía đông bắc, chung đường biên giới với Brazil ở phía đông và nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News