Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...
Bà Michelle Trautwein, một nhà côn trùng học tại Học viện Khoa học California ở San Francisco (Mỹ), cho biết Demodex lấy tên từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "béo" và "bọ buồn tẻ", nhưng chúng thực sự không phải là bọ, mà là nhện.
Hình ảnh: KQED/Deep Look
Thông thường loài nhện này khá mập và có 8 chân, dài khoảng 0,3mm, kích thước rất khó để phát hiện bằng mắt thường.
Đa phần Demodex được tìm thấy ở nơi dễ ra tuyến nhờn của cơ thể người, vì đây là những nơi có lỗ chân lông rộng, giúp chúng dễ dàng ẩn nấp. Đồng thời, bã nhờn cũng là thức ăn của Demodex để giúp loài nhện này tạo ra lớp bảo vệ cho cơ thể.
Theo trang web của tổ chức phi lợi nhuận NPR, hầu hết các nơi dễ ra tuyến nhờn như vùng cánh hai bên mũi, lông mày, chân tóc hay thậm chí ở cơ quan sinh dục cũng có sự xuất hiện của loài nhện này.
Video về sự tồn tại của bọ Demodex trên mặt người - (Video: DEEP LOOK)
Bà Michelle Trautwein cho biết Demodex sống khoảng 2 tuần, phần lớn thời gian chúng ẩn mình trong lỗ chân lông và sẽ trườn ra bề mặt da người khi chúng ta đi ngủ để giao phối và đẻ trứng.
Chính vì lý do này, số lượng Demodex tăng lên mỗi đêm là rất đáng kể, và vì "trốn" dưới lỗ chân lông, chúng rất khó bị tiêu diệt qua việc rửa mặt.
Theo trang web của tổ chức phi lợi nhuận NPR, một số nghiên cứu cho thấy bọ Demodex có liên quan đến bệnh rosacea, bệnh làm da mặt xuất hiện các vết mẩn đỏ, mụn và cả mủ.
Chúng cũng gây bệnh viêm da do Demodex, căn bệnh khiến da bị dị ứng, nổi mụn trứng cá và dễ lây thông qua việc hôn, cọ má hoặc dùng chung khăn tắm.
"Chân dung" bọ Demodex sống trên mặt người - (Ảnh: HIGIENE DENTAL)
Để hạn chế sự lây lan và tồn tại của Demodex trên mặt, trang web sức khỏe WebMD của Mỹ cho biết có thể rửa mặt hằng ngày bằng nước ấm, chườm ấm để giảm sưng các vùng mụn trứng cá cũng như để vệ sinh và làm sạch lông mi.
Thêm vào đó, mỗi người nên dùng gel dưỡng da để rửa mặt 2 lần mỗi ngày và lau khô bằng khăn chỉ dành cho cá nhân.
Dù vậy, bà Trautwein nói không nên quá lo lắng vì "Demodex xuất hiện trên cơ thể hầu như tất cả chúng ta, một số Demodex còn có lợi cho da".
"Chúng có mối quan hệ mật thiết với con người từ thời cổ xưa, và gắn bó gần như đến hết cuộc đời của mỗi người", bà thêm.

Côn trùng sống ngắn nhất - Phù du (Ephemeridae)
Phù du trưởng thành không sống trọn 1 ngày, thường chỉ mấy tiếng đồng hồ là chết. Phù du trưởng thành sống ngắn ngủi như vậy, nhưng phù du ấu trùng lại sống khá lâu. Phù du trưởng thành giao phối xong đẻ trứng vào nước, ấu tr

Bí ẩn hoa tre "trăm năm nở hoa một lần" không phải ai cũng biết
Tre có hoa thậm chí còn kết quả - nhưng không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa "trăm năm có một" này.

Dê chuyển gen cung cấp sữa người
Một cơ sở thực nghiệm tại Nga sắp tới có thể sản xuất các chất thay thế sữa mẹ sau khi đã thử thành công trên chuột.

Từ hỗn loạn thành trật tự: Kiến tìm thức ăn như thế nào?
Loài kiến có tài chiến lược giải quyết các vấn đề phức tạp, điều này có thể áp dụng rộng rãi như là các kĩ thuật tối ưu hóa.

Cây bạch đàn 7 sắc cầu vồng kỳ lạ
Bạch đàn cầu vồng (Eucalyptus deglupta) là một loài cây thường xanh khổng lồ.

Kinh dị loài cây chứa chất độc mạnh đến nỗi khỉ không dám leo, sờ vào mù mắt!
Chỉ với dáng vẻ bên ngoài có thể dễ dàng nhận diện cây Vông Đồng là một loài thực vật nguy hiểm. Chúng được biết đến là một trong 5 loài cây độc nhất thế giới.
