Bạn có thể gấp đôi một tờ giấy tối đa bao nhiêu lần?

Việc gập đôi tờ giấy tưởng chừng như dễ dàng, nhưng thực tế lại cực kỳ khó khăn khi chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của phép tính lũy thừa của 2.

Một luận điểm phổ biến khẳng định rằng, một tờ giấy không thể được gập làm đôi quá bảy lần. Nhưng điều này có đúng không? Bạn có thể gấp bao nhiêu lần một mảnh giấy?

Năm 2002, Britney Gallivan, khi đó đang là học sinh cấp trung học cơ sở ở Pomona, California (Mỹ) đã gập đôi một tờ giấy 12 lần. Cô hiện đang giữ kỷ lục Guinness thế giới về số lần gấp đôi một tờ giấy.

"Trước nỗ lực của tôi, người ta tin rằng việc gấp một mảnh giấy làm đôi hơn tám lần là không thể và bảy lần là giới hạn gấp thường được chấp nhận. Tôi là người đầu tiên gấp giấy làm đôi 9, 10, 11 và 12 lần," Gallivan nói với Live Science.

Khá thú vị, động lực thúc đẩy Gallivan đạt được những kỳ tích này đến từ một sự việc xảy ra trong lớp học Toán. Theo đó, giáo viên dạy Toán của Gallivan đã đưa ra một thử thách, khi cô phải gập làm làm đôi bất kì thứ gì càng nhiều lần càng tốt. Ở lần thử đầu tiên, Gallivan một tờ giấy mạ vàng khá mỏng khoảng 12 lần. Sau đó, giáo viên đổi thử thách thành gấp một thứ gì đó dày hơn, đó là một tờ giấy.

Không chỉ lập kỷ lục thế giới, Gallivan thậm chí còn nghĩ ra các phương trình để tính số lần để bất kỳ mảnh giấy nào có thể được gấp làm đôi theo một hướng hoặc nhiều hướng. Cụ thể, các phương trình mà Gallivan đưa ra đã tính toán số lần một tờ giấy có thể được gấp lại. Cô nhận thấy rằng, để gập đôi một tờ giấy thành nhiều lần, bản thân tờ giấy đó phải vừa mỏng vừa dài. Càng được gấp càng nhiều lần, tờ giấy sẽ càng dày. Khi độ dày trở nên dày hơn chiều dài thì sẽ có không còn gì để gấp. Điều này buộc Gallivan phải tìm một loại giấy có chất liệu phù hợp.

"Tôi bắt đầu dành nhiều giờ để gấp các tờ giấy, giấy báo và bất kỳ vật liệu phẳng nào khác mà tôi có thể tìm thấy", Gallivan nói.

Bạn có thể gấp đôi một tờ giấy tối đa bao nhiêu lần?
Britney Gallivan hiện đang giữ kỷ lục Guinness thế giới về số lần gấp đôi một tờ giấy - 12 lần. Chưa có ai phá vỡ được kỷ lục này cho tới nay. Ảnh: Internet

Cuối cùng, Gallivan đã lập kỷ lục của mình với một tờ giấy lụa mà cô ấy tìm thấy trên mạng, vốn dài tới 1.219 mét, để được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guinness Thế giới. Để đạt được điều này, Gallivan mất khoảng 8 giờ bò trong một hành lang dài trong một trung tâm mua sắm ở California để gấp giấy.

Kể từ khi Gallivan lập kỷ lục của mình, những người khác đã tuyên bố gấp được một tờ giấy hơn 12 lần. Trên thực tế, bất cứ ai tìm cách phá kỷ lục của Gallivan đều phải nhận được một chồng giấy dày đến bất ngờ. Việc này là hoàn toàn logic về toán học.

Gấp đôi tờ giấy không hề dễ dàng, theo toán học

Chẳng hạn, một tờ giấy trung bình có độ dày khoảng 0,1 mm. Với mỗi lần gấp đôi lại, độ dày của tổng lớp giấy bạn cầm sẽ tăng gấp đôi. Gấp 1 lần độ dày là 0,2 mm, gấp 2 lần sẽ là 0,4 mm - và bạn vẫn thấy việc này không khó. Tới lần gấp thứ 8, độ dày của giấy sẽ là 0,1 x 2^8 = 25,6 mm, tức là dày ngang một cuốn sách 250 trang. Lần thứ 12, nó cao bằng một chiếc ghế. Lần thứ 17, độ dày của giấy cao bằng một tòa nhà 2 tầng. Hãy thử làm tiếp các phép tính, và chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của phép tính lũy thừa - cụ thể ở đây là các lũy thừa của 2.

Bạn có thể gấp đôi một tờ giấy tối đa bao nhiêu lần?
Trong 6 lần gấp đầu tiên, việc này có thể đạt được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hãy thử làm tiếp các phép tính, và chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của phép tính lũy thừa - cụ thể ở đây là các lũy thừa của 2. (Ảnh: Internet)

Chẳng hạn, sau 42 lần gấp lại, tấm giấy sẽ dày tới 439.800 km - tức lớn hơn khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng. Khi gấp 51 lần, tờ giấy của bạn sẽ vượt qua cả Mặt trời với độ dày khoảng 200 triệu km. Cuối cùng, với 103 nếp gấp, tờ giấy của bạn sẽ dày hơn 100 tỷ năm ánh sáng, tức là lớn hơn cả đường kính của vùng vũ trụ quan sát được (~93 tỷ năm ánh sáng).

Một vấn đề khác cũng phải đề cập đến, đó là độ khó khi gập giấy. Tờ giấy càng dày, bạn càng cần một áp lực lớn để ép được chúng nhằm gấp đôi tờ giấy. Khi bạn cố gấp đôi lại, những lớp giấy ở mặt trong của đường gấp sẽ bị ép lại, trong khi những lớp ngoài cần kéo căng hơn do bán kích góc gấp ở đó lớn hơn. Điều đó khiến cho độ căng của giấy không đều. Nó sẽ chống lại việc gấp của bạn, khiến cho viêc gấp một tờ giấy đã gấp 8 lần khó hơn nhiều việc bạn gấp đôi một cuốn sách 250 trang.

Trong khi sức của bàn tay người khó gấp đôi tờ giấy quá nhiều lần, ngay cả các thiết bị chuyên dụng như máy ép thủy lực cũng 'bó tay' trong việc gấp giấy. Trong một video trên kênh Youtube Hydraulic Press Channel, một tờ giấy khổ A3 đã được liên tục gấp đôi đến 6 lần và sau đó phải dùng đến máy nén thủy lực. Ở lần thứ 7, tờ giấy phát nổ và biến thành một miếng vỡ như nhựa cứng. Đến lần gấp thứ 8, độ lớn áρ lực đã đủ lớn để bẻ gãy cả nếp gấρ. Nếp gấp sụp đổ giống như bạn bẻ gãу một miếng nhựa và tạo ra tiếng động cực lớn.

Như vậy, việc gập giấy tưởng chừng như dễ dàng, nhưng thực tế lại khó khăn đến không tưởng!

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã kỹ thuật ít biết giúp Landmark 81 thi công thần tốc trong hơn 1 năm, tổ hợp VinFast chỉ cần 18 tháng

Giải mã kỹ thuật ít biết giúp Landmark 81 thi công thần tốc trong hơn 1 năm, tổ hợp VinFast chỉ cần 18 tháng

Các công trình thi công siêu nhanh ở Việt Nam đang xuất hiện ngày một nhiều. Ít người biết rằng, tất cả đều dùng chung một mô hình mang tên “fast-track”

Đăng ngày: 09/01/2023
Thú vị nghi lễ tắm nước đá lấy may đầu năm mới ở Nhật Bản

Thú vị nghi lễ tắm nước đá lấy may đầu năm mới ở Nhật Bản

Bất chấp thời tiết giá lạnh, dưới nhiệt độ dao động khoảng 9 độ C, nhiều người dân Nhật Bản vẫn tổ chức nghi lễ tắm nước đá truyền thống để cầu nguyện cho bản thân, gia đình và mọi người.

Đăng ngày: 09/01/2023
Lời cầu nguyện thời Trung Cổ được gọi là

Lời cầu nguyện thời Trung Cổ được gọi là "bí mật" để ngăn bệnh nhân chảy máu

Một nghiên cứu mới gần đây đã tiết lộ rằng một số bệnh viện Thụy Sĩ vẫn dựa vào một lời cầu nguyện thời trung cổ được gọi là " Bí mật" để bảo vệ bệnh nhân khỏi chảy máu quá nhiều sau ca phẫu thuật.

Đăng ngày: 08/01/2023
Bức ảnh làm dấy lên nghi vấn về du hành thời gian là có thật

Bức ảnh làm dấy lên nghi vấn về du hành thời gian là có thật

Một bức ảnh cũ được chụp từ năm 1943 tại Reykjavík, Iceland khiến mọi người nghĩ rằng có thể đã có một nhà du hành thời gian vào thời điểm đó.

Đăng ngày: 08/01/2023
Cỗ máy lớn nhất thế giới: Nặng 14.000 tấn, di chuyển “nhẹ” hơn chân người

Cỗ máy lớn nhất thế giới: Nặng 14.000 tấn, di chuyển “nhẹ” hơn chân người

Dù nặng tới 14.000 tấn nhưng cỗ máy này lại có thể di chuyển nhẹ nhàng đến mức bất ngờ.

Đăng ngày: 07/01/2023
Độc chiêu “lạ” dự đoán tương lai của người La Mã cổ đại

Độc chiêu “lạ” dự đoán tương lai của người La Mã cổ đại

Nhiều nền văn minh cổ xưa có những độc chiêu dự đoán tương lai vô cùng thú vị, thậm chí kỳ lạ khiến công chúng vô cùng bất ngờ, kinh ngạc.

Đăng ngày: 07/01/2023
Turbine gió mạnh nhất thế giới bắt đầu sản xuất điện

Turbine gió mạnh nhất thế giới bắt đầu sản xuất điện

Turbine gió V236 với công suất 15 MW của công ty Vestas đi vào hoạt động thử nghiệm ngoài khơi Đan Mạch.

Đăng ngày: 07/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News