Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

Do chịu ảnh hưởng địa nhiệt nên một đoạn sông Halha ở thành phố Arxan thuộc khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc không bao giờ đóng băng, bất chấp mức nhiệt có thể hạ sâu xuống âm 40 độ C.

Suốt những tháng mùa đông, thành phố Arxan thuộc khu tự trị Nội Mông phía bắc Trung Quốc luôn bị băng tuyết trắng xóa bao phủ.

Vạn vật xung quanh đều bị phủ tuyết trắng xóa và những dòng sông cũng bị đóng băng. Chỉ duy nhất một trường hợp ngoại lệ "nằm ngoài cuộc".


 Cảnh vật xung quanh đều phủ lớp tuyết dày và đóng băng, nhưng dòng nước dưới lòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi (Ảnh cắt từ clip).

Đó là sông Khalkhyn Gol. Con sông chưa bao giờ bị đóng băng bất chấp nhiệt độ ngoài trời có thể hạ xuống âm hàng chục độ C.

Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

Sông Khalkh Gol nằm ở phía đông Mông Cổ và phía bắc khu vực Nội Mông với chiều dài khoảng 20km. Thượng nguồn của sông nằm ở vùng núi Greater Khingan.


 Vẻ đẹp thơ mộng của con sông khi mùa đông tới. (Ảnh: Peng Yuan).

Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm sâu xuống mức âm 40 độ C, nước dòng sông vẫn chảy đều như thường lệ. Bởi vậy, sông Khalkh Gol còn được gọi là "dòng sông không bao giờ đóng băng".

Bí mật của con sông nằm ở phía dưới đáy. Khalkh Gol chảy qua một khu vực hoạt động địa nhiệt gần thành phố Arxan. Nhiệt lượng từ dưới lòng sông làm nóng nước phía trên khiến nước sông luôn có nhiệt độ cao hơn mức đóng băng. Nhờ đó, dòng sông không bao giờ ngừng chảy.


 Đàn bò cùng nhiều động vật trong vùng tìm tới đây để tận hưởng nguồn nước ấm và giải khát. (Ảnh: Xinhua).

Suốt những tháng mùa đông khắc nghiệt, Khalkh Gol là nơi cấp nước uống cho các loài động vật trong khu vực. Khi du khách tới đây có thể dễ dàng bắt gặp cảnh đàn bò đi dạo dọc bờ sông. Chúng háo hức lội xuống sông, tận hưởng làn nước ấm nóng và tranh thủ giải khát.


 Làn khói mờ ảo bốc lên từ dưới lòng sông. (Ảnh: Peng Yuan).


Thảm thực vật xung quanh dòng sông bị đóng băng. (Ảnh: News).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Một loại nhiên liệu bỗng chốc

Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".

Đăng ngày: 09/02/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News