Bạn đã biết cách chế bật lửa từ lon nước ngọt chưa?
Những bài hướng dẫn trước chúng ta đã tham khảo một số gợi ý cách tự tạo cho mình những món đồ chơi khá thú vị như kính thiên văn, thiết bị báo động... Hôm nay trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục đến với một bài hướng dẫn tự tạo một chiếc bật lửa có kích cỡ "khủng" giúp bạn có thể tạo ra lửa khi cần hoặc dùng để thấp sáng khi mất điện vào mùa mưa cũng rất lí tưởng.
Chuẩn bị
- 1 Lon nước ngọt.
- 1 Túi bông-gòn y tế.
- 1 Chiếc bật lửa.
- 1 Ống kim tiêm y tế.
- 1 Đoạn ống cao su cỡ ngón tay cái.
- Khoan cầm tay mini, kéo, keo dán sắt và cồn.
Thực hiện
Trước tiên bạn hãy khoan 1 lỗ to ở phần đầu của lon nước ngọt.
Tiếp tục khoan thêm 1 lỗ nhỏ ở phía dưới. Sau đó trút hoặc hút hết nước bên trong ra và để ráo.
Lấy đoạn ống cao-su ra và dùng kéo cắt 1 đoạn ngắn.
Dùng đoạn ống cao su này để che lại phần nắp lon nước.
Cần chỉnh sửa và cắt gọt lại sao cho miếng cao su có thể phủ hết được phần nắp của lon nước.
Sau đó bạn hãy dùng bật lửa để hơ nóng miếng cao su sao cho nó dính chặt vào nắp lon nước.
Bây giờ bạn hãy lấy bông gòn y tế ra và nhét vào lon nước thông qua phần lỗ to mà chúng ta đã khoan ở trên. Bạn có thể dùng 1 chiếc tua-vít để đẩy bông gòn được dễ dàng hơn.
Đây là sau khi chúng ta đã nhét bông gòn và dùng ống cao su để bịt phần van mở lon nước.
Tiếp theo bạn hãy dùng kim tiêm, rút cồn vào ống tiêm và bơm vào phần bông gòn trong lon.
Công đoạn tiếp theo bạn cần làm là tháo lấy bộ phận mồi lửa của chiếc bật lửa.
Và nhét nó vào lỗ khoan nhỏ còn lại trên lon nước.
Xoay hướng mồi lửa vào phần lỗ có chứa bông gòn tẩm cồn cố định lại bằng keo dán.
Thế là "tác phẩm" của chúng ta đã hoàn thành.
Nguyên lí hoạt động của "tác phẩm" này hoàn toàn giống như một chiếc bật lửa thông thường.
Khi cần tắt lửa, bạn chỉ việc gạt van mở nắp lon sang lỗ bông gòn là xong.
Một điều khá tiện lợi là ngoài dùng để mồi lửa, bạn còn có thể dùng tác phẩm này để làm đèn thắp sáng khi mất điện hoặc khi phượt vào ban đêm cũng rất tuyệt vời.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
