Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là "trung tâm dải Ngân hà"

Bức hình này thu được từ kính tiềm vọng khổng lồ đặt tại Nam Phi, mang tên MeerKAT.

Hãy nhìn vào bức hình sau, và thử đoán xem bạn đang được xem cái gì.

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là trung tâm dải Ngân hà
Hình ảnh về trung tâm của dải Ngân hà.

Trông giống một ngôi sao đang phát sáng? Ở một góc nhìn khác, nó lại giống ánh đèn lóe lên trong cốc nước thì đúng hơn. Tuy nhiên, cái bạn đang nhìn thực chất là hình ảnh về trung tâm của dải Ngân hà (hay Thiên Hà - Milky Way), và là hình ảnh rõ ràng nhất trong lịch sử khai phá vũ trụ của loài người.

Trái đất thuộc hệ Mặt trời, còn hệ Mặt trời lại là một phần của Dải ngân hà - hay Thiên Hà (Milky Way). Đây có lẽ là kiến thức cơ bản nhất cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về thiên văn vũ trụ. Nhưng thấy được trung tâm của Thiên Hà với góc độ rõ ràng như thế này thì đây là lần đầu tiên.

Bức hình tuyệt vời này được thực hiện nhờ đài quan sát thiên văn vũ trụ radio MeerKAT tại Nam Phi, với hơn 64 đĩa thu sóng trải rộng khắp đất nước. Chúng thu thập các đợt sóng radio trong vũ trụ, và từ đó tái tạo lại hình ảnh của Sagittarius A* - siêu hố đen nằm tại trung tâm Thiên Hà, cách chúng ta 250.000 năm ánh sáng.

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là trung tâm dải Ngân hà
Mô phỏng lại hình ảnh Sagittarius A*.

"Đây là một hình ảnh tuyệt đỉnh" - Farhad Yusef-Zadeh từ ĐH Northwestern (Evanston, Illinois) cho biết.

"Hình ảnh của MeerKAT cung cấp là rất rõ ràng. Nó cho thấy rất nhiều đặc điểm chưa từng thấy từ trước đến nay".

Một trong các đặc điểm được nhắc đến là các "sợi tơ" từ trường xuất hiện ngay cạnh hố đen, và không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác trong vũ trụ. Năm 1980, khoa học lần đầu tiên nhận ra sự hiện diện của các sợi tơ này. Nguồn gốc của chúng đến nay vẫn còn là bí ẩn, nhưng có vẻ như sẽ được giải đáp trong nghiên cứu lần này.

Theo các chuyên gia, việc tạo ra hình ảnh này là nhằm thử nghiệm khả năng của MeerKAT. Được biết, đài quan sát này chỉ mới bật toàn bộ 64 đĩa ăng-ten thu sóng trong thời gian gần đây. Mỗi đĩa có đường kính rộng tới 13,5m, cho phép nghiên cứu từng vùng trời khác nhau.

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là trung tâm dải Ngân hà
Chùm 64 ăng-ten được hoàn thiện từ tháng 5/2018.

Dĩ nhiên, chẳng ai có thể quan sát được siêu hố đen Sagittarius A* bằng ánh sáng thường, vì ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen khi đến gần, cộng thêm những đám mây bụi và gas dày đặc bao quanh hố nữa.

Nhưng với các đài quan sát radio (hoặc đài hồng ngoại, đài tia X cũng được), chúng ta có thể xuyên qua đám bụi dày đặc ấy và nhìn qua một chút về những khu vực xung quanh hố đen. Sẽ có một dự án khác sau này, để mô phỏng trực tiếp diện mạo của hố đen khổng lồ này.

Trong bức ảnh, tâm của Thiên Hà cũng chính là trung tâm bức ảnh, xung quanh vùng sáng nhất. Các vùng sáng khác có thể là do một số vụ nổ siêu tân tinh, hoặc vùng một ngôi sao mới đang hình thành.

"Trung tâm của thiên hà là một trong những mục tiêu rất hấp dẫn. Nó đặc biệt, thu hút, và đầy rẫy những hiện tượng chưa thể giải thích" - Fernando Camilo, đội trưởng dự án lắp đặt MeerKAT cho biết.

"Dù đây chỉ là giai đoạn đầu tiên khi MeerKAT hoạt động, nó vẫn mang đến những động thái rất tích cực. Chúng ta sẽ dựa vào nó, và chuẩn bị kinh ngạc với những kết quả kể tiếp đi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Ngày 17/7, nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie, Washington, Mỹ thông báo đã xác định được 10 vật thể mới quay quanh sao Mộc.

Đăng ngày: 18/07/2018
Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Nếu nhảy dù từ trạm ISS, bạn có nguy cơ đâm vào rác vũ trụ, cháy rụi khi ma sát với khí quyển, bị lực kéo làm đứt tứ chi.

Đăng ngày: 18/07/2018
Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Không cần bàn cãi và cũng không thể phủ nhận: nền văn minh trên Trái Đất sở hữu những văn hóa thú vị nhất vũ trụ này.

Đăng ngày: 17/07/2018
Căn bệnh bí ẩn phi hành gia nào cũng mắc phải khi lên Mặt trăng

Căn bệnh bí ẩn phi hành gia nào cũng mắc phải khi lên Mặt trăng

Các nhà nghiên cứu không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng, cũng như mức độ độc hại thực sự của Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/07/2018
Phát hiện hành tinh ôn đới dễ sống hơn cả Trái đất

Phát hiện hành tinh ôn đới dễ sống hơn cả Trái đất

Ross 128b, hành tinh thuộc về một hệ mặt trời khác trong chòm sao Xử Nữ, có khả năng tồn tại sự sống tốt hơn trái đất. Một năm ở hành tinh này chỉ có 9,9 ngày.

Đăng ngày: 14/07/2018
Chuyện hi hữu: thiên thạch đôi bay ngang Trái đất

Chuyện hi hữu: thiên thạch đôi bay ngang Trái đất

Khi quan sát bằng kính thiên văn ra đa, các nhà khoa học nhận thấy nó thật ra là một tập hợp hai vật thể dài khoảng 915m quay vòng quanh nhau với chu kỳ khoảng 20-24 giờ.

Đăng ngày: 14/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News