Bán giải Nobel lấy tiền tài trợ nghiên cứu khoa học
Nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu di truyền James Watson quyết định bán giải Nobel giành được do đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của ADN, nền tảng của sự sống.
Huy chương Nobel của ông Watson dự kiến sẽ có giá lên đến 3,5 triệu USD phiên đấu giá ở New York (Mỹ) vào ngày 4/12 tới.
Đây sẽ là lần đầu tiên một giải thưởng Nobel danh giá được chính chủ nhân còn sống đem bán.
Watson, 85 tuổi, nhận giải Nobel y sinh năm 1962 cùng với các nhà khoa học gia Francis Crick và Maurice Wilkins.
Bài phát biểu nhận giải của ông tại lễ trao Nobel ở Stockholm, và bản thảo của bài thuyết trình Nobel của ông, cũng sẽ được đem đấu giá.
Ông James Watson - (Ảnh: NPR)
Ông Watson và Crick cùng nhau nghiên cứu cấu trúc của ADN tại Phòng thí nghiệm Cavendish thuộc Đại học Cambridge từ đầu những năm 1950.
"Ông ấy là người đầu tiên tôi gặp mà tôi có thể nói chuyện thực sự - ông Watson từng phát biểu về Crick trên CNN vào năm 2013 - Những người tôi đã gặp không tin rằng chỉ có ADN là quan trọng”.
Năm 1953, cặp đôi này đi đến kết luận rằng ADN được hình thành bởi dải sợi xoắn của phân tử, có hình giống như những nấc thang, giữ các cấu trúc xoắn kép với nhau.
Khám phá này, trong đó giải thích cách ADN lưu trữ thông tin và làm thế nào nó được tái bản, đã thay đổi ngành sinh học mãi mãi và tạo ra một cuộc cách mạng trong y học.
"Tất cả mọi thứ chúng tôi làm sau đó đều nhiều hay ít dựa trên cấu trúc đó" - ông Mario Capecchi, giáo sư di truyền học và sinh học con người tại Đại học Utah và một cựu sinh viên của ông Watson, nhớ lại.
Watson cho biết ông dự định sẽ sử dụng một phần số tiền thu được do bán giải thưởng để tài trợ cho các dự án tại các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học, nơi ông đã từng làm việc trong suốt sự nghiệp của mình.
Ông nói thêm rằng việc bán đấu giá giải thưởng giúp ông có thể tiếp tục góp phần giữ cho thế giới học thuật là một môi trường cho những ý tưởng tuyệt vời .
Năm ngoái, lá thư "Secret of Life" của khoa học gia Francis Crick gửi cho con trai mình, trong đó giải thích về cấu trúc của ADN vài tuần trước khi khám phá chính thức được công bố trong ấn bản tháng 4/1953 của tạp chí Nature, đã được bán với giá hơn 6 triệu USD.

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
