Bán những tờ giấy trong chuyến bay lên mặt trăng
Edwin Aldrin, người thứ hai đặt chân lên mặt trăng, sẽ bán đấu giá những tờ giấy mà ông sử dụng để ghi chép trong chuyến đổ bộ mặt trăng vào năm 1969.
Neil Armstrong, Edwin Aldrin và Michael Collins là ba phi hành gia Mỹ tham gia chuyến bay tới mặt trăng của tàu Apollo 11. Trước chuyến bay, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã trao cho họ những tờ giấy chứa các chỉ dẫn về cách định hướng và điều khiển thiết bị trong quá trình bay và đổ bộ.
Một trong những tờ giấy mà phi hành gia Edwin Aldrin sử dụng
trong chuyến bay lên mặt trăng vào năm 1969. (Ảnh: Edwin Aldrin)
Giờ đây Aldrin muốn bán đấu giá vài tờ giấy trong số đó cùng bản tường thuật những diễn biến xảy ra trong vài phút trước khi khoang đổ bộ tiếp xúc mặt trăng, Telegraph đưa tin.
Nội dung của những mẩu giấy là chỉ dẫn về thao tác định hướng, cách điều khiển chế độ cất cánh của khoang đổ bộ bằng máy tính để hai nhà du hành có thể rời khỏi mặt trăng. Trung tâm điều khiển chuyến bay cũng hướng dẫn họ cách bay lên trong trường hợp khẩn cấp.
Khoang đổ bộ Eagle đã đưa Armstrong và Aldrin xuống bề mặt của mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Sau đó Armstrong bước ra ngoài trước và trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Vào lúc 17h54 ngày 21/07/1969 theo giờ UTC, hai người đã sử dụng bộ phận cất cánh của module đổ bộ để bay lên và ghép nối với khoang chỉ huy (do Michael Collins điều khiển) trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng. Sau đó khoang chỉ huy khởi động tên lửa bay về địa cầu. Ba nhà du hành đã trở về an toàn vào ngày 24/7/1969.
Aldrin nảy ra ý định bán những mẩu giấy sau khi quốc hội Mỹ sửa đổi luật để cho phép các phi hành gia từng tham gia chương trình Apollo sở hữu những vật mà họ giữ lại sau các chuyến bay.
Giới truyền thông dự tính Aldrin có thể thu về khoảng 90.000 USD từ việc bán đấu giá những mẩu giấy.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
