Bàn phím máy ATM bẩn như bàn cầu

Một nghiên cứu ở Anh mới đây cho thấy bàn phím trên máy rút tiền tự động (ATM) có nhiều vi khuẩn gây bệnh gần như không kém bề mặt bàn cầu hay xí bệt công cộng.

Bàn phím máy ATM bẩn như bàn cầu
Bàn phím máy ATM chứa nhiều vi khuẩn như E.Coli và Coliform.

Được tài trợ bởi một hãng chuyên sản xuất lớp phủ bề mặt chống khuẩn, các nhà nghiên cứu Anh tìm lượng vi khuẩn trên bề mặt một số địa điểm công cộng.

Các bề mặt nghiên cứu gồm chỗ ngồi của xí bệt hay còn gọi là bàn cầu công cộng, tay cầm xe đẩy đựng hàng trong siêu thị, tay nắm máy bơm xăng tại các trạm xăng tự động (người mua tự bơm và tự trả tiền bằng thẻ) và bàn phím máy ATM.

Bằng cách dùng miếng thấm thấm lên bề mặt cần nghiên cứu, cho miếng thấm vào các túi đựng tiệt trùng, dán kín, rồi mang về phòng thí nghiệm nuôi cấy mẫu trên đĩa chuyên dụng…, các nhà khoa học đếm số lượng vi khuẩn có trong mẫu. Kết quả thật bất ngờ.

Tất cả các mẫu đều tìm thấy vi khuẩn, trong đó có E.Coli và Coliform, những vi khuẩn chỉ thị có nhiều trong phân người. Trong số bốn mẫu bề mặt được nghiên cứu, bề mặt bàn cầu có nhiều vi khuẩn nhất và bàn phím máy ATM đứng thứ hai với mức xấp xỉ.

Các nhà nghiên cứu không đề cập đến các loại vi khuẩn khác song, theo một nghiên cứu khác cũng của Anh, 80% bệnh tật của con người bị lây qua tiếp xúc đường tay, trong đó có cả vi trùng gây bệnh lao và bệnh cảm lạnh thông thường.

Bàn phím máy ATM có thể dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn kháng kháng sinh (MRSA), vi khuẩn staph aureus gây ngộ độc thực phẩm. Thậm chí, có bàn phím ATM đã phát hiện hẳn vết phân người. Các nhà khoa học khuyến cáo, trong khi chờ một thế hệ bàn phím máy ATM có dán lớp bề mặt chống nhiễm khuẩn (mà họ không mấy tin tưởng hiệu quả của loại vật liệu này), cách tốt nhất, người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng các biện pháp muôn năm cũ. Đấy là, hoặc đeo găng tay hoặc lau tay bằng khăn ướt dùng một lần hoặc rửa tay ngay sau khi thao tác trên bàn phím công cộng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News