Băng biển Bắc Cực giảm có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực lạnh

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cơ chế động lực học mới đằng sau hiện tượng nóng lên sâu ở vùng cực có liên quan đến việc băng biển sụt giảm ở Bắc Cực.

Băng biển Bắc Cực giảm có liên quan đến hiện tượng thời tiết cực lạnh
Gấu trắng Bắc Cực. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Bằng chứng khoa học mới cho thấy có mối liên hệ giữa hiện tượng thời tiết cực lạnh ở vĩ độ giữa Bắc bán cầu và diện tích băng biển Bắc Cực giảm.

Đây là kết quả nghiên cứu chung của nhóm nhà khoa học quốc tế được công bố mới đây trên tạp chí "Npj Climate and Atmospheric Science".

Trong nhiều thập niên qua, khu vực đông dân ở vĩ độ giữa Bắc Bán cầu thường hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực lạnh, gây nhiều thương vong, cũng như thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là diện tích băng biển Bắc Cực giảm mạnh, song mối liên quan vẫn chưa rõ ràng.

Nhóm nhà khoa học do Giáo sư Tian Wenshou tại Đại học Lan Châu dẫn đầu, cùng với một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu chung về vấn đề này.

Sử dụng các kết quả phân tích lại và mô phỏng mô hình, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cơ chế động lực học mới đằng sau hiện tượng nóng lên sâu ở vùng cực có liên quan đến việc băng biển sụt giảm ở Bắc Cực.

Nghiên cứu xác nhận vai trò thiết yếu của sự tương tác giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu đối với sự nóng lên sâu ở Bắc Cực do băng biển giảm.

Theo Giáo sư Tian Wenshou, nghiên cứu cho thấy tác động của tầng bình lưu có vai trò quan trọng đối với sự nóng lên của Bắc Cực.

Do đó, nghiên cứu mới khả năng sẽ hỗ trợ cho các mô hình dự báo trong ngắn hạn về hiện tượng thời tiết cực lạnh trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng rừng đất Zanda độc đáo ở Tây Tạng

Chiêm ngưỡng rừng đất Zanda độc đáo ở Tây Tạng

Sự vận động của dãy Himalaya kết hợp với xói mòn tạo nên cảnh quan rừng đất tuyệt đẹp ở khu tự trị Tây Tạng, tây bắc Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/04/2023
Núi lửa phun trào ở Nga, tro bụi dày tới 20km

Núi lửa phun trào ở Nga, tro bụi dày tới 20km

Thêm một núi lửa phun trào gây 'báo động đỏ' ở miền Viễn Đông, Nga.

Đăng ngày: 11/04/2023
Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy

Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng ấm lên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương, đồng thời gia tăng nguy cơ thời tiết cực đoan.

Đăng ngày: 10/04/2023
Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Mặc dù đã bị cấm từ năm 2010, lượng khí CFC có khả năng phá hủy tầng ozone ở bên trong máy lạnh, tủ lạnh vẫn tăng lên đột biến. Chẳng ai biết nguồn phát loại khí này đến từ đâu.

Đăng ngày: 08/04/2023
Đám mây

Đám mây "nấc thang lên thiên đường" gây chú ý ở Malaysia

Cảnh tượng bầu trời xám đen với một vệt dài màu trắng nằm ngang xuất hiện vào buổi sáng đã khiến nhiều người hiếu kỳ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Dấu chân carbon là gì?

Dấu chân carbon là gì?

Không chỉ có các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông thải ra khí CO2 làm hại môi trường. Mà kể cả những việc làm trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người cũng góp phần vào việc này.

Đăng ngày: 07/04/2023
Bí ẩn cơn dông luôn xuất hiện lúc 3h chiều ở Australia

Bí ẩn cơn dông luôn xuất hiện lúc 3h chiều ở Australia

Gần như mỗi buổi chiều, từ tháng 9 năm này tới tháng 3 năm sau, một cơn dông lại xuất hiện và gây ra mưa lớn ở quần đảo Tiwi, phía bắc Australia. Nó xảy ra thường xuyên và chuẩn giờ.

Đăng ngày: 07/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News