Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy

Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng ấm lên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương, đồng thời gia tăng nguy cơ thời tiết cực đoan.

Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy nhiệt độ bề mặt đại dương trên thế giới đã đạt mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi vệ tinh được sử dụng, dẫn đến sóng nhiệt biển trên toàn cầu, Guardian đưa tin ngày 8/4.

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy
Một con sứa bơi dưới nước khi một tàu quân sự Israel di chuyển gần bờ biển Haifa ở Địa Trung Hải. (Ảnh: Reuters).

Các nhà khoa học khí hậu cho biết dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ trung bình của bề mặt đại dương kể từ đầu tháng 4 là 21,1 độ C, phá kỷ lục 21 độ C vào năm 2016.

Dữ liệu được thu thập chủ yếu bởi các quan sát vệ tinh, nhưng cũng được xác minh bằng cách đo đạc từ tàu và phao.

“Quỹ đạo nhiệt độ hiện tại đang vượt ra khỏi bảng xếp hạng, liên tục phá vỡ các kỷ lục trước đó”, Giáo sư Matthew England, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học New South Wales, cho biết.

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới cao chưa từng thấy
Bản đồ nhiệt độ biển sử dụng dữ liệu từ NOAA. (Ảnh: Đại học Maine).

Ba năm diễn ra La Niña đã giúp bề mặt Thái Bình Dương giảm nhiệt độ và hạn chế tác động của phát thải khí nhà kính. Nhưng các nhà khoa học nhận định El Nino có thể xuất hiện trở lại vào cuối năm nay, làm tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt và thiết lập kỷ lục nhiệt toàn cầu.

Một nghiên cứu năm ngoái cho thấy các đại dương đang tích tụ nhiều nhiệt hơn, cung cấp năng lượng cho những hình thái thời tiết cực đoan.

“Điều đáng ngạc nhiên là ba năm qua cũng thực sự ấm áp, dù có La Niña. Bây giờ trời ấm hơn và chúng ta ghi nhận những con số dường như là nhiệt độ kỷ lục”, Alex Sen Gupta, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu UNSW, cho biết.

Các quan sát hiện tại cho thấy sóng nhiệt biển từ trung bình đến mạnh ở một số khu vực, bao gồm phía Nam Ấn Độ Dương, Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi Tây Bắc châu Phi, xung quanh New Zealand, ngoài khơi phía Đông Bắc Australia và phía Tây Trung Mỹ.

“Thật bất thường khi xuất hiện nhiều đợt sóng nhiệt biển khắc nghiệt cùng một lúc”, ông Sen Gupta nói.

Sóng nhiệt biển có tác động mạnh đến sinh vật biển và tẩy trắng các rạn san hô nhiệt đới. Các thí nghiệm cho thấy đại dương ấm lên cũng làm thay đổi mạng lưới thức ăn, thúc đẩy sự phát triển của tảo nhưng hạn chế sự phát triển của những loài con người đánh bắt làm thực phẩm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Loại khí cực độc gây thủng tầng ozone đang trở lại

Mặc dù đã bị cấm từ năm 2010, lượng khí CFC có khả năng phá hủy tầng ozone ở bên trong máy lạnh, tủ lạnh vẫn tăng lên đột biến. Chẳng ai biết nguồn phát loại khí này đến từ đâu.

Đăng ngày: 08/04/2023
Đám mây

Đám mây "nấc thang lên thiên đường" gây chú ý ở Malaysia

Cảnh tượng bầu trời xám đen với một vệt dài màu trắng nằm ngang xuất hiện vào buổi sáng đã khiến nhiều người hiếu kỳ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Dấu chân carbon là gì?

Dấu chân carbon là gì?

Không chỉ có các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông thải ra khí CO2 làm hại môi trường. Mà kể cả những việc làm trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người cũng góp phần vào việc này.

Đăng ngày: 07/04/2023
Bí ẩn cơn dông luôn xuất hiện lúc 3h chiều ở Australia

Bí ẩn cơn dông luôn xuất hiện lúc 3h chiều ở Australia

Gần như mỗi buổi chiều, từ tháng 9 năm này tới tháng 3 năm sau, một cơn dông lại xuất hiện và gây ra mưa lớn ở quần đảo Tiwi, phía bắc Australia. Nó xảy ra thường xuyên và chuẩn giờ.

Đăng ngày: 07/04/2023
Hình ảnh mới từ nhà máy hạt nhân Fukushima gây lo ngại

Hình ảnh mới từ nhà máy hạt nhân Fukushima gây lo ngại

Các tàu thăm dò robot lặn xuống tàn tích ngập nước của nhà máy điện hạt nhân Fukushima hé lộ những cấu trúc đỡ quan trọng dường như bị phá hủy.

Đăng ngày: 07/04/2023
Vòng tròn màu đỏ lơ lửng trên bầu trời Italy

Vòng tròn màu đỏ lơ lửng trên bầu trời Italy

Vòng tròn ánh sáng đỏ rộng 360 km lóe lên trên bầu trời Italy trước khi biến mất chỉ sau vài mili giây, có thể do xung điện từ trong cơn giông gần đó gây ra.

Đăng ngày: 06/04/2023
Thời trang độc đáo từ linh kiện phế liệu

Thời trang độc đáo từ linh kiện phế liệu

Dây điện bỏ đi được dệt thành chiếc váy bó sát. Cần gạt nước được tạo thành chiếc váy đuôi cá bằng nhung.

Đăng ngày: 04/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News