Bằng chứng đầu tiên về nguồn gốc hình thành bụi vũ trụ

Lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc hình thành bụi trong vũ trụ, đặc biệt giai đoạn vũ trụ sơ khai.

Các nhà khoa học cho biết, siêu tân tinh từng được xem là nguồn gốc chính về sự hình thành bụi trong vũ trụ, đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa có bất kì bằng chứng cụ thể nào cho thấy vụ nổ của siêu tân tinh có khả năng sản sinh lượng bụi khổng lồ.

Bằng chứng đầu tiên về nguồn gốc hình thành bụi vũ trụ
Hình ảnh minh họa siêu tân tinh nổi tiếng 1987A. Thiên hà của chúng ta có thể là một nơi rất bụi bặm và siêu tân tinh được cho là nguồn gốc của bụi vũ trụ đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai - (Ảnh: Daily Mail)

Vào tháng 2/1987, vụ nổ siêu tân tinh nổi tiếng 1987A nằm trong đám mây Megallan lớn - nằm gần giải ngân hà chúng ta nhất, đã khởi đầu dự án nghiên cứu chi tiết giai đoạn đầu tiên về phần còn lại sau vụ nổ của một siêu tân tinh. Trước đây, với kính thiên văn hồng ngoại, các nhà khoa học chỉ phát hiện một lượng nhỏ bụi nóng sinh ra cùng với một lượng khí carbon monoxide và silicon monoxide đáng kể.

Được biết siêu tân tinh 1987A là nơi đặc biệt, không bị trộn lẫn với môi trường xung quanh. Vì thế nó vẫn được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, họ sử dụng kính thiên văn mới ALMA quan sát. Kết quả cho thấy, siêu tân tinh này vẫn chứa nhiều bí ẩn, không đơn thuần như những gì ta từng nghĩ. Qua những hình ảnh mới nhất của siêu tân tinh 1987A này, giới thiên văn đã có cái nhìn rõ hơn về khả năng sản sinh lượng bụi vũ trụ khổng lồ từ sau vụ nổ.

Bằng chứng đầu tiên về nguồn gốc hình thành bụi vũ trụ
Hình ảnh này cho thấy phần còn lại của siêu tân tinh 1987A trong ánh sáng của các bước sóng khác nhau được chụp từ kính viễn vọng ALMA. Các dữ liệu màu đỏ cho thấy bụi mới được hình thành ở khu trung tâm, dữ liệu màu xanh lá cây và màu xanh dương cho thấy sự mở rộng của sóng xung kích - (Ảnh: Daily Mail)

Ông Remy Indebetouw, nhà thiên văn thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia (NRAO) cho biết: “Chúng tôi có trong tay những bằng chứng đầu tiên cho thấy lượng bụi khổng lồ tập trung ở khu vực trung tâm, bị tống ra từ siêu tân tinh tương đối trẻ gần đó. Đây cũng là lần đầu tiên, lịch sử thiên văn có những bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc hình thành bụi, đặc biệt trong giai đoạn vũ trụ sơ khai. Phát hiện lần này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hoá của các thiên hà".

Bụi trong vũ trụ có thể tạo ra nhiều cách. Nhưng trong vũ trụ sơ khai, chắc chắn nó được tạo ra từ siêu tân tinh. Và cuối cùng, các nhà khoa học cũng có những bằng chứng trực tiếp để chứng mình cho lý thuyết trên.

Bụi vũ trụ là gì?

Bụi vũ trụ là các hạt vật chất cỡ nhỏ phân tán trong khoảng không giữa các thiên thể. Theo quan niệm hiện nay, bụi vũ trụ cấu thành từ các hạt có kích thước khoảng 1 μm với lõi (nhân) là graphit và silicat. Trong các thiên hà, chúng tập hợp thành các đám mây như đám mây Oort và tinh vân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sao lùn trắng là gì?

Sao lùn trắng là gì?

Không phải tên một ngôi sao, đó chính là tên một loại sao. Cũng giống như con người, cuộc đời của các hành tinh được giới khoa học chia thành 3 giai đoạn: trẻ, trung niên, già.

Đăng ngày: 05/10/2017
Tiểu hành tinh 2012 TC4 không va chạm với Trái Đất

Tiểu hành tinh 2012 TC4 không va chạm với Trái Đất

Tiểu hành tinh 2012 TC4 sẽ bay vụt qua Trái Đất ở khoảng cách 43.935km, bằng 1/8 quãng đường từ Trái Đất đến Mặt Trăng (384.400 km) vào ngày 12/10, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Đăng ngày: 04/10/2017
Tại sao Trăng trung thu lại to và đỏ hơn?

Tại sao Trăng trung thu lại to và đỏ hơn?

Trăng Trung thu là mặt trăng gần nhất ngày Thu phân. Quay quanh Trái đất tại một góc thấp của chân trời trong thời gian này của năm, mặt trăng mọc sau khi mặt trời lặn trong nhiều ngày liên tiếp.

Đăng ngày: 04/10/2017
Sự sống trên Trái đất có thể đến từ những thiên thạch

Sự sống trên Trái đất có thể đến từ những thiên thạch

Một nghiên cứu công bố ngày 2/10 trên Tạp chí của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ những thiên thạch thường xuyên

Đăng ngày: 03/10/2017
Nhờ tên lửa Falcon 9, nghệ sĩ Mỹ sẽ phóng tác phẩm nghệ thuật có thể nhìn bằng mắt thường

Nhờ tên lửa Falcon 9, nghệ sĩ Mỹ sẽ phóng tác phẩm nghệ thuật có thể nhìn bằng mắt thường

Trong tác phẩm mang tên Orbital Reflector – Phản chiếu Quỹ đạo của mình, ông muốn phóng một tác phẩm điêu khắc lên quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Đăng ngày: 03/10/2017
Những điều bạn chưa biết về SpaceX

Những điều bạn chưa biết về SpaceX

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về một trong những tập đoàn công nghệ khoa học vũ trụ nổi tiếng nhất hiện nay SpaceX.

Đăng ngày: 03/10/2017
Thông tin

Thông tin "sốt" về các ngoại hành tinh mới quay quanh “siêu Trái đất”

Kính viễn vọng săn lùng hành tinh Kepler của NASA đã phát hiện hơn 2.300 ngoại hành tinh trong vũ trụ từ trước tới nay.

Đăng ngày: 03/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News