Bằng chứng khảo cổ về hoạt động của con người bên dưới hồ Huron
Hơn 100 feet sâu dưới lòng hồ Huron là một dải đá rộng mà 9000 năm trước là một cầu đất, đây là bằng chứng khảo cổ đầu tiên mà các nhà nghiên cứu Đại học Michigan đã phát hiện về hoạt động của con người được bảo tồn bên dưới Great Lakes.
![]() |
Một dải đá dùng để săn bắn dưới lòng hồ Huron rộng khoảng 3.5 m. (Ảnh: John O’Shea) |
Các nhà nghiên cứu đã xác định vị trí của công trình được cho là để săn tuần lộc caribu và lều trại mà những người săn thú sử dụng trong quãng thời gian này.
John O’Shea, người phụ trách Khảo cổ học Great Lakes tại Bảo tàng nhân loại học đồng thời là giáo sư Khoa khảo cổ học, cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận biết công trình như vậy dưới đáy hồ. Về mặt khoa học, phát hiện này rất quan trọng vì toàn bộ cấu trúc cổ đại được bảo tồn và không hề bị biến đổi do nông nghiệp hoặc quá trình phát triển hiện đại. Phát hiện này có ý nghĩa đối với mô hình sinh thái học, khảo cổ học và môi trường”.
Bài báo về phát hiện được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences. Các đồng tác giả bao gồm O’Shea và Guy Meadows, giám đốc Phòng thí nghiệm thủy động lực đồng thời là giáo sư thuộc Khoa Kiến trúc và kỹ thuật nước, và Khoa học không gian, biển và khí quyển. O’Shea và Meadows phát hiện những đặc điểm mà họ tin rằng là hố săn, lều trại, đường lùa tuần lộc, và những cọc đá được sử dụng để thu hút tuần lộc caribou vào đường lùa. Đường lùa là dãy đá dài được sử dụng để hướng tuần lộc vào bẫy. Công trình dài 1148 feet mà họ tin là đường lùa thú cũng tương tự như một công trình khác trên hòn đảo Victoria tại vùng cận Bắc Cực Canada.
Hoạt động săn bắt diễn ra trên dải đất Alpena-Amberley rộng 10 dặm và kéo dài hơn 100 dặm từ Point Clark, Ontario đến Presque Isle, Michigan. Dải đất này là một cầu nối có từ khoảng 10.000 đến 7.500 năm trước khi mực nước thấp hơn nhiều. Bề mặt của nó vẫn còn khá nguyên vẹn, không giống như một số khu vực gần bờ nơi các nhà khoa học tin rằng các công trình khảo cổ khác tồn tại. Những địa điểm này bao phủ bởi trầm tích, vì vậy các công trình được cho là đã bị mất hoàn toàn.
Các nhà khoa học đã từng đưa ra giả thuyết rằng dải đất có thể có những dấu hiệu của loài người cổ xưa. Nhưng họ không biết tìm kiếm dấu hiệu nào. O’Shea và Meadows tập trung vào công trình săn tuần lộc sau khi xem xét khí hậu của khu vực này vào thời điểm đó, có thể tương tự như cận Bắc Cực. Những người săn thú cận Bắc Cực thường sử dụng đường lùa tuần lộc caribu.
Các nhà nghiên cứu U-M giới hạn khu vực tìm kiếm những công trình này bằng cách mô phỏng dải đất khi nó ở trên cạn. Họ làm việc với Robert Reynods - giáo sư khoa học máy tính tại Đại học bang Wayne để tái tạo môi trường cổ đại rồi mô phỏng đường di trú của tuần lộc caribu. Dựa trên phân tích này, họ chọn 3 vi trí để nghiên cứu.
O’Shea và Meadows sử dụng tàu nghiên cứu mới Blue Traveler của U-M, tàu thiết bị năng lượng mặt trời hoạt động dưới nước với máy quay để khảo sát những vị trí này.
Meadows cho biết: “Sự kết hợp các công cụ tối tân này đã làm nên sự thành công của nghiên cứu. Không có những công cụ hiện đại, chúng tôi có thể đã không đạt được kết quả này”.
Các nhà khảo cổ học sẽ bắt đầu khảo sát các khu vực này vào mùa hè.
Hiểu biết về giai đoạn Paleo-Indian và đầu Archaic tại khu vực Great Lakes còn rất hạn chế vì hầu hết các dấu tích khảo cổ được cho là đã bị mất bên dưới các hồ.
Paleo-Indians là những người du cư, O’Shea cho biết. Vào thời kỳ Archaic, các cộng đồng người đã trở nên ổn định hơn với dân số lớn hơn, nền kinh tế phân bố rộng rãi hơn.
O’Shea nhận định: “Không có các di tích khảo cổ từ giai đoạn này, bạn không thể biết làm thế nào loài người chuyển từ điểm A đến điểm B, hoặc từ Paleo-Indians đến Archaic. Đây là lý do tại sao phát hiện của nghiên cứu có tính chất đặc biệt quan trọng”.
Có thể ngoài các công trình săn bắn, các khu định cư cũng được bảo tồn dưới lòng hồ. Những khu vực sinh sống này có thể chứa các tạo tác hữu cơ có thể bị hư hỏng ở vùng đất axit khô hơn trên đất liền.
Nghiên cứu do Quỹ khoa học quốc gia tài trợ.
Tham khảo:
Evidence for early hunters beneath the Great Lakes. Proceedings of the National Academy of Sciences, June 8, 2009
Loading...
TIN CŨ HƠN

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
Đăng ngày: 02/02/2025

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
Đăng ngày: 01/02/2025

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
Đăng ngày: 21/01/2025

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
Đăng ngày: 21/01/2025

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm