Bằng chứng sớm nhất về người tinh khôn ở châu Âu
Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều công cụ bằng đá, xương động vật, đồ trang trí và hóa thạch người tinh khôn bên trong hang động Bacho Kiro.
Các mảnh xương và cổ vật, có niên đại cách đây khoảng 45.000 - 47.000 năm, là bằng chứng sớm nhất từng được biết đến về sự hiện diện của người tinh khôn (Homo sapiens) ở châu Âu, các nhà khoa học cho biết trong một báo cáo hôm 11/5.
Hang động Bacho Kiro chứa bằng chứng sớm nhất về người tinh khôn ở châu Âu. (Ảnh: Science News).
Trước đây, những hóa thạch H. sapiens lâu đời nhất trên "lục địa già" có tuổi dao động từ 41.500 đến 45.000 năm. Khám phá mới tại hang Bacho Kiro ở Bulgaria đã củng cố giả thuyết cho rằng người tinh khôn từ châu Phi đã di cư đến Trung Đông khoảng 50.000 năm trước, sau đó nhanh chóng đặt chân đến Trung Á và châu Âu.
Ngoại trừ một chiếc răng hàm nguyên vẹn, các xương hóa thạch được tìm thấy tại Bacho Kiro quá rời rạc để nhận diện bằng vẻ ngoài. Nhóm nghiên cứu cho biết đã trích xuất protein từ hóa thạch và phân tích cách các khối xây dựng của chúng được sắp xếp. Kết quả cho thấy ADN ti thể, thu được từ 6 trong 7 mảnh xương, thuộc về người H. sapiens.
Công cụ làm từ xương động vật và dây chuyền làm từ răng gấu (hàng dưới). (Ảnh: Science News).
Bằng chứng này là lời giải đáp cho câu hỏi: ai đã tạo ra một loạt đồ tạo tác được khai quật tại Bacho Kiro, bao gồm các công cụ bằng đá hoặc xương động vật và một sợi dây chuyền làm từ răng gấu. Đó là loài người tinh khôn chúng ta chứ không phải người Neanderthal như suy nghĩ trước đây, trưởng nhóm nghiên cứu Jean-Jacques Hublin, Giám đốc Khoa tiến hóa con người tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck của Đức nhấn mạnh.
Người Neanderthal đã sinh sống ở châu Âu trước người H. sapiens trong hàng trăm nghìn năm. Nhiều nghiên cứu đề xuất rằng hai loài đã giao phối với nhau trong khoảng 8.000 năm trước khi người Neanderthal tuyệt chủng.
Công cụ bằng đá của người tinh khôn được khai quật trong hang Bacho Kiro. (Ảnh: Reuters).
"Có những tranh luận về những gì người Neanderthal đã phải trải qua, bao gồm cả khả năng họ bị xóa sổ bởi loài của chúng ta", Hublin cho biết. "Theo quan điểm của tôi, người Neanderthal đã biến mất khỏi châu Âu vì sự cạnh tranh và lai tạo với người H. sapiens. Tuy nhiên, điều này không xảy ra chỉ sau một đêm, mà là một quá trình kéo dài hàng nghìn năm".
"Những người tinh khôn đầu tiên đặt chân đến châu Âu đã mang theo hành vi mới và tương tác với người Neanderthal địa phương. Họ không chỉ trao đổi gene mà còn chia sẻ một số khía cạnh văn hóa. Loại dây chuyền của người H. sapiens được tìm thấy trong hang Bacho Kiro có rất nhiều điểm tương đồng với loại dây chuyền được những người Neandertals cuối cùng ở Tây Âu sản xuất sau này", Hublin nói thêm.
Đến nay, hơn 11.000 mảnh xương động vật hóa thạch - thuộc 23 loài thú hoang như bò rừng, hươu, dê và gấu - đã được tìm thấy bên trong hang Bacho Kiro. Chúng tiết hộ cách tổ tiên của chúng ta săn bắn và sử dụng công cụ để giết mổ động vật. Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
