Băng dán y tế plasma lạnh chữa lành vết thương hở

Băng dán làm từ silicone kết hợp plasma lạnh được ion hóa giúp kích thích tế bào hoạt động chữa trị vết thương, khử trùng không cần thuốc kháng sinh.

Theo MB, phát minh mới của công ty Coldplasmatech, Đức, nhận được sự quan tâm lớn của nhiều đối tác y tế trên thị trường châu Âu.

Băng dán được làm từ silicone kết hợp với plasma lạnh được ion hóa, sử dụng trực tiếp lên vết thương. Thiết bị có nút công tắc và dây cáp kết nối với một tấm silicone trong suốt, kích thước bằng khoảng 1/2 tờ giấy A4. Khi bật, tấm silicone bắt đầu chuyển sang màu xanh. Băng dán sử dụng nguồn điện ngoài kích hoạt oxy và nitơ trong không khí kích thích tế bào hoạt động để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Đồng thời, khí được tích điện còn có tác dụng khử trùng cao.


Băng dán có diện tích khá rộng nên có thể điều trị các vết thương lớn. (Ảnh: WC).

Carsten Mahrenholz, người sáng lập Coldplasmatech cho biết diện tích tấm silicone khá rộng nên có thể điều trị toàn bộ khu vực các vết thương lớn cùng một lúc. Thiết bị chỉ có một nút bấm khiến việc chữa trị hầu như diễn ra một cách tự động.

"Nhân viên y tế chỉ có một nhiệm vụ là đặt tấm băng dính đúng vào vị trí của vết thương trên cơ thể. Sau điều trị nhiều tuần, vết thương sẽ lành hẳn", ông giới thiệu.

Với sáng chế này, Carsten Mahrenholz đã nhận được giải thưởng sáng tạo của Đức cho Startup do sáng kiến phát triển thiết bị y tế thích hợp để đưa vào sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện.

Ông nói: "Chúng tôi đã khảo sát với các bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân và bộ phận vật tư chịu trách nhiệm mua sắm thiết bị ở các bệnh viện về khả năng sử dụng thiết bị này. Nhờ chúng, các bệnh viện có thể tiết kiệm được thời gian, việc chữa trị cho người bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn".

Mahrenholz mong muốn dùng băng dán để chữa trị cho hàng triệu người bệnh. Ông đang xúc tiến nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện để chứng minh chính xác hơn hiệu quả của công nghệ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News