Băng ở Nam Cực đang tiếp tục dày lên

Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết, trong những thập kỉ qua, lượng băng tích lũy được ở Nam Cực lớn hơn lượng băng mất đi. Điều này đặt ra những câu hỏi mới về các giả thuyết hiện băng tan làm nước biển dâng cao.

Lượng băng ở Nam Cực ngày một dày lên

Trong bản nghiên cứu mới có tên “Lượng băng tích lũy thêm ở Nam Cực vượt qua số mất đi” được công bố trên tờ “Journal of Glaciology” hôm 30/10, các tác giả hiện làm việc tại trung tâm điều khiển bay vũ trụ Goddard của NASA, trường đại học Maryland và tập đoàn vũ trụ Sigma, đã phân tích các dữ liệu vệ tinh trong giai đoạn từ năm 1992 – 2001 và nhận thấy rằng hàng năm Nam Cực tích lũy được thêm 112 tỉ tấn băng.

Dù tốc độ tích lũy này chậm lại trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008 nhưng lượng tích lũy băng vẫn ở mức 82 tỉ tấn mỗi năm trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, theo tác giả chính và là nhà nghiên cứu về băng của NASA Jay Zwally, cần nhấn mạnh những kết quả mới thu nhận được không đồng nghĩa với việc Nam Cực sẽ liên tục và tiếp tục tích lũy thêm băng bởi xu hướng này có thể bị đảo ngược chỉ trong khoảng 2 thập kỉ.

Đồng quan điểm lượng băng tan đang tăng lên, nhưng kết quả bản nghiên cứu mới của NASA đối ngược với những nghiên cứu trước đó, trong đó có cả nghiên cứu của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), vốn từng đưa ra cảnh báo lớp băng của Nam Cực đang tan ra và gây nên tình trạng nước biển dâng cao.

Băng ở Nam Cực đang tiếp tục dày lên
Lớp băng ở Nam Cực vẫn đang dày lên.

Trong buổi họp báo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm, nhà khoa học Jay Zwally phát biểu: “Tin tốt là hiện nay Nam Cực không góp tay vào việc nước biển dâng cao, ngược lại mỗi năm lấy đi 0,23mm nước biển. Nhưng đây cũng đồng thời cũng là tin xấu. Nếu thông tin mực nước biển dâng lên 0,27mm mỗi năm theo báo cáo của IPCC là do Nam Cực lại không thực sự xuất phát từ Nam Cực, vậy phải có một nguồn khác gây ra hiện tượng nước biển dâng cao hiện vẫn chưa được biết đến”.

Bằng cách nghiên cứu dữ liệu về chiều cao của các khối băng ở Nam Cực nhờ sóng radar từ hai vệ tinh của cơ quan vũ trụ châu Âu trong giai đoạn từ năm 1992 – 2001, và các cảm biến lazer của một vệ tinh NASA trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008, các nhà khoa học đã ước lượng được lượng tích lũy băng diễn ra tại Nam Cực.

Theo ông Jay, bản nghiên cứu mới đưa lại một cái nhìn rộng hơn về bức tranh thời tiết của hành tinh, bao gồm những thay đổi ở Bán cầu Bắc cũng như những thay đổi trong mô hình thời tiết. So với phần còn lại của hành tinh, khí hậu đang ấm lên nhanh hơn ở Bắc Cực và đó là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc nước biển dâng cao. Trong khi đó, phần lớn lục địa Nam Cực vẫn nằm dưới nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng ngay cả trong mùa hè do đó có rất ít băng ban ở đây.

Trong bản nghiên cứu mới này, các nhà khoa học cũng chỉ ra những khó khăn trong việc đo đạc chiều cao của băng ở Nam Cực, cho biết cần những công cụ cải tiến hơn để có những kết quả chính xác hơn, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Cực, nơi vốn có những kết quả không đồng nhất trong đo lường trước đây.

Ngoài ra, ông Zwally cũng không đồng ý với những tuyên bố trước đây cho rằng tuyết rơi là nguyên nhân dẫn đến việc tăng chiều cao đất liền tại Nam Cực. Đội nghiên cứu của NASA đã phân tích các dữ liệu khí tượng, trong đó có những dữ liệu từ năm 1979, qua đó thu được kết quả lượng tích lũy tuyết trên lục địa này hiện đang trên đà giảm sút. Điều này cho thấy băng tại lục địa này trở nên dày hơn là lời giải thích logic với việc chiều cao đất liền của Nam Cực tăng lên.

"Tôi không nghĩ sẽ không có đủ lượng tuyết rơi để bù đắp cho lượng băng đang tan đi", ông Jay nhận định. Theo giải thích NASA, từ cuối Kỷ Băng Hà vào khoảng 10.000 năm trước, lượng khí nóng mang theo nhiều hơi nước đã làm tăng gấp đôi lượng tuyết tích lũy tại lục địa này và gắn kết chúng vào lớp băng cứng.

NASA hiện đang phát triển một vệ tinh mới có tên ICESat-2 có khả năng đưa ra những số liệu chính xác hơn trong việc đo lường những thay đổi của băng ở Nam Cực về mặt dài hạn. Vệ tinh này dự kiến sẽ được phóng lên vào năm 2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News