Băng tan khiến Bắc Băng Dương axit hóa nhanh gấp 3-4 lần nơi khác
Theo kết quả một nghiên cứu mới do các nhà khoa học quốc tế thực hiện, Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh hơn nhiều so với các đại dương khác do tình trạng băng tan.
Bắc Băng Dương đang bị axit hóa nhanh hơn nhiều. (Ảnh minh họa: Getty Images).
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho thấy tốc độ axit hóa ở khu vực phía Tây Bắc Băng Dương đang diễn ra nhanh hơn 3-4 lần so với các khu vực đại dương khác.
Sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của con người đã khiến nước biển có nhiều tính axit và khoáng chất canxi cacbonat ít bão hòa hơn - quá trình này được gọi là axit hóa đại dương.
Nhóm các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu về cacbonat đại dương thu thập được sau 47 chuyến đi tới Bắc Băng Dương từ năm 1994 - 2020 để nghiên cứu chu trình cacbon ở Bắc Băng Dương sẽ thay đổi ra sao khi biến đổi khí hậu.
Họ phát hiện ra rằng do biến đổi khí hậu và sự sụt giảm lượng băng trên biển, một diện tích lớn trên biển - ban đầu được băng bao phủ - đã tiếp xúc với khí quyển. Điều này thúc đẩy sự hấp thụ nhanh chóng CO2 trong khí quyển, dẫn đến axit hóa đại dương và giảm đáng kể sức chứa của tầng đệm đại dương.
Các nhà khoa học dự đoán độ pH sẽ giảm hơn nữa ở các vĩ độ cao hơn, nơi đang chứng kiến băng tan nhanh, qua đó nhấn mạnh sự cấp thiết phải cắt giảm lượng khí thải carbon để bảo tồn hệ sinh thái Bắc Cực.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
