Băng tan nhanh hơn dự kiến trên khắp Trái Đất
Ngày 23/12, các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo băng đang tan chảy nhanh hơn dự kiến trên khắp Trái Đất từ các biển băng Bắc Cực đến Nam Cực và các khu vực núi cao ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Sự tan nhanh các lớp băng ở hai cực của Trái Đất, các biển băng và sông băng là những dấu hiệu rõ nhất của hiện tượng Trái Đất ấm lên. Từ năm 1979 đến năm 1996, băng ở Nam Cực mất đi trung bình hàng năm 3% và trong thập kỷ sau đó lượng băng ở cực này đã giảm tới 11%.
Năm 2007, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm 27% so với năm 2005 và 38% so với diện tích băng trung bình từ năm 1979 đến năm 2007.
Một núi băng rộng 400km2 đã tách khỏi Nam Cực và đây là lần thứ 10 chỉ trong vài năm gần đây, một tảng băng khổng lồ như vậy tách khỏi lục địa băng này. Đáng chú ý là tảng băng rộng 3.000km2 đã tách khỏi Nam Cực vào năm 2002.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học tại trường Đại học Washington và Cơ quan khí quyển và đại dương Mỹ cho biết từ năm 1978 đến năm 2007, lượng băng từ 5 tuổi trở lên ở Nam Cực đã giảm từ 57% xuống chỉ còn 7% và dự báo vào mùa hè năm 2037, lớp băng 1 triệu tuổi sẽ lộ diện.
Vào năm 2015, Bắc Cực sẽ hầu như không còn băng trong mùa hè, đe dọa phá hủy hệ sinh thái đa dạng hiện là môi trường sống của gấu trắng Bắc Cực, hải cẩu và hải mã…
Băng tan ở Bắc Cực cũng sẽ giải phóng một lượng khổng lồ khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính làm ấm lên nhanh chóng đảo Greenland.
Cơ quan giám sát các dòng sông băng thế giới cho biết tốc độ tan băng của các dòng sông băng trên toàn cầu từ năm 1996 đến năm 2005 đã tăng gấp đôi. Các sông băng ở Himalaya đã giảm trung bình từ 10-60m mỗi năm.
Từ năm 1970 đến năm 2006, các sông băng ở Peru và Bolivia trong dãy núi Andes, Nam Mỹ, nơi chứa 90% sông băng của thế giới, đã mất 1/3 diện tích.
Các dòng sông băng ở Tanzania vốn là biểu tượng của tinh thần và văn hóa lâu đời của nhân dân nước này đã bị mất 84% diện tích trong thời gian từ năm 1912 đến năm 2007 và vẫn đang tan chảy nhanh.
Tại Bắc Mỹ, 98% sông băng ở Alaska đang mỏng dần và diện tích đang bị thu hẹp nhanh chóng./.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.
