Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm dưới đáy đại dương

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy những mỏ đất hiếm khổng lồ nằm dưới Thái Bình Dương.

Những mỏ đất hiếm này chứa các loại khoáng sản quan trọng trong việc chế tạo nhiều loại sản phẩm điện tử công nghệ cao.

Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Khoa học địa chất thiên nhiên của Anh hôm 4/7.

Hiện Trung Quốc đang sản xuất 97% trữ lượng đất hiếm của thế giới, là loại nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất các thiết bị công nghệ cao.


Tàu nghiên cứu đất hiếm của Nhật Bản. (Ảnh minh họa: JOGMEC).

Các nhà phân tích nói phát hiện này có thể thách thức vị thế thống trị hiện giờ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. Tạp chí khoa học Anh Nature Geoscience (Địa chất học tự nhiên) cho biết một nhóm nhà khoa học do giáo sư chuyên ngành địa chất Yasuhiro Kato ở Đại học Tokyo đứng đầu, đã phát hiện đất hiếm dưới mặt biển ở 78 vị trí khác nhau.

“Mỏ này tập trung trữ lượng đất hiếm rất lớn, chỉ một kilômét vuông mỏ này cũng có thể cung cấp cho một phần năm lượng tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm”, giáo sư Kato nói.

Mỏ đất nằm ở độ sâu 3.500-6.000m dưới mặt biển. Một phần ba khu vực này có trữ lượng đất hiếm rất cao, nằm ở vùng biển quốc tế phía đông và tây quần đảo Hawaii và phía đông Tahiti trong quần đảo Polynesia thuộc Pháp.

Giáo sư Kato ước tính mỏ đất này có trữ lượng 80-100 tỉ tấn. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ từng ước tính trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu hiện chỉ khoảng 110 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc, Nga, các nước hậu Xô viết và Mỹ.

Đất hiếm được sử dụng rất nhiều trong sản xuất linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, mô tơ điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện (hybrid), nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News