Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một "trò lố"

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời, nhất là trong trường hợp sinh tử, bản năng người mẹ sẽ trỗi dậy, bất chấp mọi thứ để bảo vệ con của mình.

Dave Pusey, hướng dẫn viên du lịch trong chuyến hành trình tại Công viên Kgalagadi Transfrontier, Nam Phi đã chứng kiến câu chuyện cảm động về tình mẹ ở thế giới động vật hoang dã.

Là người có thâm niên trong nghề, anh Pusey cực kỳ yêu thích Công viên Kgalagadi, bởi nơi đây có thảm động, thực vật đa dạng và rộng lớn do đó nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp những cảnh tượng quý hiếm mà chẳng bao giờ có thể nhìn thấy trên phim ảnh.

Ngày đặc biệt hôm đấy, trên con đường Mata Mata quen thuộc, nhóm của anh Pusey phát hiện ra rất nhiều dấu vết rắn bò trên đất. Nguyên nhân là do trời vừa đổ cơn mưa khiến đất còn ẩm ướt, do đó dấu vết của con rắn dễ dàng bị phát hiện ra.

Không phải tìm kiếm lâu, anh Pusey đã nhìn thấy một con rắn hổ mang chúa xuất hiện ở ven đường. Tuy nhiên, con rắn trông có vẻ như đang gặp rắc rối và đang trong trạng thái chuẩn bị tấn công ai đó.


Video: Latest Sightings.

Sau khi nhìn kỹ, nhóm người mới phát hiện ra đối thủ của con rắn hổ mang, một con sóc đất đang ở cách đó có vài phân.

"Chúng tôi vô cùng kinh ngạc trước cảnh tượng trước mắt và vô cùng lo lắng cho sự an toàn của con sóc bé nhỏ", anh Pusey cho biết.

Tuy nhiên, trái ngược với sự lo ngại của người xem, con sóc lại thể hiện thái độ vô cùng tự tin, sự dũng cảm và khả năng di chuyển linh hoạt của nó khiến con rắn không thể nào chạm trúng người nó.

Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một trò lố
Đối diện với kẻ săn mồi nguy hiểm, con sóc không hề hoảng sợ mà tỏ ra cực kỳ bình tĩnh.

Nên nhớ, không phải ngẫu nhiên mà rắn hổ mang được mệnh danh là vua của các loài rắn độc.

Theo nghiên cứu, người bị rắn hổ mang chúa cắn có thể ngừng thở chỉ sau 30 phút. Chất độc thần kinh của chúng có thể giết chết một con voi. Nọc độc của chúng có bản chất là các enzyme, polypeptide gây tổn thương tổ chức, sưng nề, hoại tử, tổn thương thần kinh (độc tố thần kinh hậu synape, loại alpha) gây liệt cơ.

Ở một số trường hợp, nọc rắn hổ mang có thể khiến nạn nhân tử vong tức thì do liệt cơ, suy hô hấp. Tuy nhiên, tổn thương thường gặp nhất là hoại tử và sưng nề.

Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một trò lố
Thậm chí nó còn tìm cách trêu đùa với con rắn hổ mang.

Ấy vậy mà con sóc trong video không hề sợ kẻ săn mồi chết chóc đang phải đối diện. Thậm chí, còn trêu ngươi con rắn bằng cách liên tục quẫy đuôi trước mặt nó, tỏ vẻ thách thức.

Sau khoảng nửa tiếng chơi trò vờn nhau, con rắn hổ mang đã mất kiên nhẫn, đành phải bỏ cuộc.

Theo ghi nhận của anh Pusey, con sóc sở dĩ dũng cảm như thế là do ở khu vực đấy có đàn con nhỏ của nó, do đó mục đích của con sóc là muốn đuổi con rắn hổ mang ra khỏi lãnh địa của mình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?

Câu chuyện nghẹt thở đằng sau bức ảnh bầy báo gêpa bơi trong nước lũ, liệu chúng có thành công?

Bức ảnh là một trong những bài dự thi được đánh giá cao trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã năm 2021.

Đăng ngày: 17/09/2021
Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Đàn cá sấu gọi tranh nhau gọi bạn tình, náo loạn cả công viên Australia

Tiếng những con cá sấu ve vãn gọi bạn tình làm náo động Công viên Động vật bò sát Australia ở Somersby, New South Wales.

Đăng ngày: 16/09/2021
Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Hàng nghìn con chim chết bí ẩn, xác nằm la liệt trong nghĩa trang

Xác hàng nghìn con chim nằm la liệt trong một nghĩa trang ở Bali, Indonesia sau trận mưa lớn hôm 9/9 tạo nên cảnh tượng đáng sợ.

Đăng ngày: 16/09/2021
Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái dất?

Trong khi chúng ta cứ ngước lên vũ trụ để tìm dấu hiệu của sinh vật hành tinh khác, thì hóa ra, có thể chim cánh cụt chính là đối tượng mà chúng ta muốn tìm.

Đăng ngày: 16/09/2021
Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Choáng váng với hàm răng kỳ dị của loài hải cẩu ăn cua

Hải cẩu ăn cua (crabeater seals) là loài vật phân bố xung quanh Nam Cực với kích thước dài hơn 2m.

Đăng ngày: 15/09/2021
Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Những sự thật lạ lùng về các loài động vật mà bạn không hề hay biết!

Trong suốt nhiều thập kỷ nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã thành công rực rỡ trong việc nghiên cứu sự tiến hóa.

Đăng ngày: 15/09/2021
Đàn gặm nhấm lớn nhất thế giới biết sử dụng vạch kẻ để đi bộ qua đường như con người

Đàn gặm nhấm lớn nhất thế giới biết sử dụng vạch kẻ để đi bộ qua đường như con người

Cùng là chuột, nhưng chuột lang nước khác hẳn người họ hàng xấu xa, bẩn thỉu của chúng.

Đăng ngày: 15/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News