Đàn gặm nhấm lớn nhất thế giới biết sử dụng vạch kẻ để đi bộ qua đường như con người
Cùng là chuột, nhưng chuột lang nước khác hẳn người họ hàng xấu xa, bẩn thỉu của chúng.
Ai trong chúng ta cũng mang một nỗi sợ. Có người sợ độ cao, sợ lỗ, sợ rắn... và rất nhiều người có chung nỗi sợ chuột.
Theo giải thích của các nhà tâm lý học, trong quá khứ, loài gặm nhấm và rắn rết có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, vì vậy khi đó nỗi sợ hãi là có cơ sở. Hiện nay, với sự phát triển của y học, những con vật này ít có khả năng gây hại cho sức khỏe, nhưng nỗi sợ vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của nhiều người.
Chuột lang nước là loài gặm nhấm có họ hàng gần với chuột hamster dễ thương.
Ấy thế mà loài gặm nhấm to nhất trên thế giới, chuột lang nước (Capybara) lại là loài động vật dễ mến nhất hành tinh bởi bản tính hiền lành và đáng yêu.
Chuột lang nước là loài gặm nhấm có họ hàng gần với chuột hamster dễ thương, khi trưởng thành sẽ cao khoảng 60 cm, dài 1,2 m và nặng trung bình khoảng 45 kg. Đây là giống chuột bản địa của vùng Nam Mỹ, được một số quốc gia như Venezuela, Brazil, Colombia... coi là đặc sản. Loài chuột này rất thích sống trong môi trường dưới nước vì là một loài bán thủy sinh, giống như hải ly và rái cá.
Chuột lang nước hoạt động chủ yếu vào lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn, thời gian còn lại trong ngày chúng sẽ dùng để nghỉ ngơi. Loài động vật to xác này rất hiền lành và thường được con người nuôi dưỡng như những chú thú cưng ở các nước vùng Nam Mỹ.
Đặc biệt, loài chuột này không hề sợ hãi khi chơi đùa cùng với những loài động vật ăn thịt. Chúng có thể thoải mái chơi đùa với các loài động vật hung dữ như cá sấu, chó, mèo, khỉ...
Chuột lang nước có tài năng thiên bẩm về bơi lội. Chúng có đầy đủ các yếu tố để trở thành nhà vô địch với bàn chân có màng, các ngón chân của nó được kết nối với da như chân vịt giúp cho chúng có thể đi lại trên mặt đất mềm và dưới nước một cách vững vàng.
Không chỉ bơi lội giỏi, chuột lang nước còn có một tài lẻ thú vị mà không phải ai cũng biết, đó là biệt tài đi ngang đường, giống như ở đoạn clip dưới đây.
Clip nguồn: José Francisco Salomé Figueira.
Đoạn clip được anh José Francisco Salomé Figueira quay tại thành phố Cuiabá, Brazil sau đó đăng tải lên trên trang facebook cá nhân đã nhận được sự chú ý rất lớn của dư luận.
Theo đó, một đàn chuột lang nước khá lớn khoảng hơn 15 con bao gồm cả già lẫn trẻ cùng nhau tập trung tại ven khu vực đường cao tốc để chuẩn bị băng qua đó.
Đàn chuột kiên nhẫn ngồi đợi chiếc xe ô tô cuối cùng đi qua rồi mới bắt đầu kéo nhau qua đường.
Không hiểu đàn chuột lang có được ai chỉ dạy hay không mà nhìn hành động trông rất thuần thục và khoa học. Chúng kiên nhẫn ngồi đợi chiếc xe ô tô cuối cùng đi qua rồi mới bắt đầu kéo nhau qua đường. Hãy nhìn vào clip mới thấy được sự chỉn chu, chấp hành luật pháp của đàn chuột lang.
Cả đàn chia thành 3 hàng, trong đó các con nhỏ đi ở giữa, các con lớn đi bên ngoài, giữ khoảng cách, đội hình đội ngũ rồi nhanh chóng theo sau con đầu đàn để băng qua đường. Tất cả quá trình được thực hiện nhanh, gọn gàng như một đội quân đã từng được huấn luyện kỹ càng.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
