Tại sao một số nhà khoa học tin rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi tim ngừng đập?
Một bước tiến lớn trong thế kỷ vừa qua đã giúp các nhà khoa học có được khả năng theo dõi hoạt động nhận thức của con người ngay cả trong tình trạng nguy kịch. Một trong những phát hiện gây chấn động đó là: cái chết là một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện nhất thời.
Ý thức có thể duy trì sau tình trạng chết lâm sàng. Nói chính xác hơn là não bộ có khả năng lưu trữ ý thức trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chết lâm sàng.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy các loài động vật đều trải qua một sự bùng nổ hoạt động não bộ trong vài phút sau khi chết. Những người trong giai đoạn đầu của quá trình chết có thể trải nghiệm một dạng ý thức nào đó. Rất nhiều bằng chứng mang tính giai thoại cho thấy nhiều người ngay cả tim đã ngừng đập, có thể mô tả chính xác những gì xảy ra xung quanh khi tim khởi động lại.
Họ có thể mô tả các bác sĩ và y tá đang làm việc, có ý thức về toàn bộ nội dung các hội thoại, mô tả cảnh vật xung quanh mà đáng lẽ ra họ không thể nào biết được. Những trường hợp này đều được bác sĩ và nhân viên y tế có mặt lúc đó xác nhận, thậm chí sững sờ khi nghe thấy bệnh nhân - những người đáng ra lúc đó đã chết - kể lại với độ chi tiết cao.
Ý thức có thể duy trì sau tình trạng chết lâm sàng.
Thời điểm tử vong là thời điểm tim một người ngừng hoạt động - khi các xung điện giúp tim đập ngừng lại. Khoảnh khắc mà tim ngừng đập được đánh dấu là thời điểm tử vong. Nhưng với tâm trí, liệu cái chết có đến bất ngờ như vậy hay từ từ tiến tới?
Một số nhà khoa học nghiên cứu về trải nghiệm cận tử (NDE) để thăm dò cách não bộ trải qua quá trình chết. Họ phát hiện ra những đột biến xung điện trong não bộ trong vài giây trước khi não chết hoàn toàn. Một nghiên cứu năm 2013 từ Đại học Michigan đã phát hiện rằng não bộ của chuột đi vào một trạng thái ‘siêu tỉnh táo’ ngay trước khi chết.
Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác về trải nghiệm trước khi chết. Các nhà nghiên cứu về NDE đặt giả thuyết trải nghiệm cận tử xảy ra do não thiếu oxy. Một nghiên cứu đã phát hiện các phi công khi trải qua sự mất nhận thức do gia tốc quá mạnh đã mô tả trải nghiệm có nhiều điểm tương đồng với trải nghiệm cận tử ví dụ như hiệu ứng siêu tập trung (tunnel vision). Não thiếu oxy có thể kích thích các xung động tại thùy thái dương gây ra ảo giác.
Trong số những suy luận xoay quanh hiện tượng kỳ thú này, phổ biến nhất có lẽ là giả thuyết "não chết". Theo đó, trải nghiệm cận tử là những ảo giác xuất hiện khi các tế bào não bắt đầu chết. Vấn đề là nó không thể giải thích toàn bộ các khía cạnh của trải nghiệm NDE ví dụ như trải nghiệm ly thân (out-of-body experience).
Những giả thuyết kiểu trên đều xuất phát từ quan điểm giả định duy vật và không thể giải thích những trải nghiệm ví dụ như khi người đang trải qua NDE bỗng có cái nhìn toàn thể về cuộc sống.
Nghiên cứu viên Sam Parnia phát hiện: trong 2000 bệnh nhân ngừng tim, 40% những người sống lại đều cho rằng họ đã trải nghiệm một dạng ý thức nào đó trong khoảng thời gian ngừng tim nhưng lại rất khó nhớ rõ chi tiết.
Có lẽ chúng ta không nên cho rằng người chết không thể biết chúng ta nói và làm gì. Có thể họ sẽ muốn nghe thấy rằng chúng ta vẫn yêu thương và tưởng nhớ họ.

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?
Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".
