Báo đốm không dám khiêu chiến thú ăn kiến khổng lồ

Con báo đốm thu mình nằm yên, đợi tới khi thú ăn kiến khổng lồ uống nước xong mới dám đứng dậy.

Luke Massey, nhiếp ảnh gia chuyên chụp các loài mèo lớn trên thế giới, chứng kiến cuộc đụng độ giữa thú ăn kiến khổng lồ và con báo đốm châu Mỹ đực lớn ở bên mép hồ nước nằm giữa trang trại chăn nuôi gia súc ở Pantanal, Brazil, vào tháng 9/2017, theo National Geographic. Theo Massey, đây là một trong những màn gặp gỡ kỳ lạ nhất trong thế giới tự nhiên mà anh từng chứng kiến.


Báo đốm không dám tấn công thú ăn kiến khổng lồ. (Video: National Geographic).

Thú ăn kiến khổng lồ bò ra từ hàng cây rậm rạp để uống nước trong hồ. Không lâu sau đó, báo đốm đi tới, lặng lẽ sải bước về phía thú ăn kiến và thu mình lấy đà. Với phần cổ cuồn cuộn cơ bắp và bộ móng vuốt lớn hơn cả găng tay đấm bốc, con báo dường như sẵn sàng lao tới vồ nhưng có thứ gì đó ngăn nó lại.

"Khi tôi trông thấy con báo đốm thong thả đi tới phía sau mục tiêu hoàn toàn mất cảnh giác và dễ bị thương lúc này là thú ăn kiến khổng lồ, tôi cứ nhỡ mình sẽ chứng kiến một vụ giết chóc hoặc một trận kịch chiến. Tôi không nghĩ báo đốm sẽ nằm xuống và theo dõi", Massey chia sẻ.


Báo đốm giao chiến với thú có túi khổng lồ ở Gurupi. (Video: YouTube).

Nhưng Fernando Rodrigo Tortato, nhà nghiên cứu thực địa thuộc Dự án Báo đốm Pantanal của tổ chức bảo tồn mèo lớn Panthera, không lấy làm bất ngờ. "Thú ăn kiến khổng lồ đôi khi nằm trong chế độ ăn của báo đốm, nhưng ở Pantanal, nó không phải là con mồi thường xuyên, chiếm chưa đến 5% nguồn thức ăn", Tortato cho biết.

Nhà bảo tồn Charles Munn, giám đốc điều hành công ty du lịch động vật hoang dã, đưa ra cách lý giải khác cho cuộc đụng độ này. "Lý do duy nhất khiến báo đốm không tấn công thú ăn kiến khổng lồ là bộ vuốt của chúng", Munn nhận định. Loài động vật có vú hình dáng kỳ quặc này sở hữu vũ khí bí mật là bộ móng vuốt sắc dài hơn 10cm, thường được dùng để bới tổ kiến, nhưng cũng có thể gây ra vết thương trí mạng cho kẻ tấn công.


Báo đốm đợi thú ăn kiến khổng lồ uống nước xong mới dám đứng dậy.

Hồi tháng 9/2016, camera kích hoạt bằng chuyển động trong khu bảo tồn sinh học Gurupi của Brazil ghi lại cuộc chiến giữa báo đốm và thú ăn kiến khổng lồ. Báo đốm phi thẳng vào con mồi tiềm năng, nhưng thú ăn kiến chỉ đứng thẳng, xòe rộng bộ vuốt và vung về phía kẻ thù.

"Tôi tin chắc cảnh quay là một phần khác của câu chuyện này. Nếu báo đốm cố tấn công thú có túi ở hồ nước, con thú có túi sẽ dùng bộ vuốt sắc và khỏe để tự vệ, khiến báo đốm bị thương nặng hay thậm chí gánh thương tích trí mạng", Munn nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 09/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News