Bão lớn quét qua Nhật, 17 người chết

Ít nhất 17 người chết và hàng chục người mất tích khi cơn bão Wipha đổ bộ vào Nhật Bản hôm qua.

>>> Bão mạnh nhất một thập kỷ áp sát Tokyo

Theo đài NHK, đội cứu hộ tìm thấy 16 thi thể trên đảo Izu Oshima, cách Tokyo 120km về phía nam. Một người phụ nữ khác được phát hiện chết ở phía tây Tokyo. Hầu hết những người thiệt mạng bị chôn vùi trong lở đất, theo AP. Hơn 40 người mất tích và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy trên hòn đảo Izu Oshima.


Hướng đi của bão Wipha. (Đồ họa: Joint Typhoon Warning Center)

Cơn bão, có vận tốc gió 125km/h, đã mang theo mưa lớn khi đổ bộ vào khu vực bờ biển phía đông của Nhật và thủ đô Tokyo đúng giờ cao điểm, khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy, hàng nghìn trường học đóng cửa. Tuy nhiên, không có báo cáo nào về thiệt hại vật chất đáng kể quanh khu vực Tokyo.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị quản lý nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã hủy tất cả hoạt động xa bờ và đảm bảo an toàn cho nhà máy khi cơn bão tiến vào. Sau khi trận động đất và sóng thần năm 2011 làm hư hại nhà máy này, TEPCO vẫn đang phải xử lý rò rỉ phóng xạ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl năm 1986.

Phát ngôn viên TEPCO cho biết cơn bão không gây ra trục trặc mới nào tại nhà máy. Cơ sở này nằm ở bờ biển cách Tokyo 220km về phía bắc.

Wipha sau đó được hạ cấp xuống thành áp thấp nhiệt đới khi tới bờ biển đông bắc Nhật Bản và di chuyển về phía đông bắc với vận tốc 95km/h, theo cơ quan khí tượng Nhật. Đây là cơn bão mạnh nhất càn quét khu vực này kể từ tháng 10/2004.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News