Bão mặt trời tạo cực quang rực rỡ cho trái đất

Do tác động địa từ của cơn bão Mặt Trời lớn, nhiều khu vực ở hai bán cầu trên thế giới hôm qua có thể chiêm ngưỡng hiện tượng ánh sáng cực quang.

>> Bão Mặt Trời tấn công làm tê liệt mạng lưới điện và thông tin liên lạc

Ngắm ảnh cực quang tuyệt đẹp ở hai bán cầu trên thế giới


Bão Mặt Trời hôm 17/3 lao vào Trái Đất với tác động địa từ lớn, có thể ảnh hưởng đến lưới điện và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Nhưng hiện tượng này đồng thời tạo ra màn trình diễn ánh sáng nhiều màu sắc của cực quang trên bầu trời Mỹ, châu Âu, Australia, New Zealand hôm qua. (Ảnh: CNN)


Cực quang xuất hiện ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực và gọi là nam cực quang khi được quan sát trên bầu trời ở khu vực nam bán cầu. (Ảnh: CNN)


Khi cơn bão Mặt Trời tạo ra tác động địa từ lớn, người dân ở một số khu vực tại hai bán cầu hôm qua đều có thể quan sát hiện tượng quang học này. Trong ảnh là bắc cực quang ở Craven, tỉnh Saskatchewan, Canada. (Ảnh: CNN)


Những dải ánh sáng xanh trên bầu trời bang Michigan, Mỹ. (Ảnh: CNN)


Cực quang được nhìn từ Mikhailovsky, thuộc vùng Ryazan của Nga. (Ảnh: RIA Novosti)


Đặc trưng của cực quang là sự xuất hiện của ánh sáng nhiều màu sắc trên bầu trời vào ban đêm. Hiện tượng này sinh ra các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi. (Ảnh: CNN)


Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Năng lượng từ các vụ va chạm tạo ra các hạt ánh sáng và khiến các hạt phát sáng. Trong ảnh là màn chuyển động ánh sáng ở Latvia. (Ảnh: CNN)


"Khi các hạt tích điện tấn công từ trường Trái Đất ở vùng khí quyển cao hơn, sự va chạm thường tạo ra màu sắc rực rỡ hơn", chuyên gia khí tượng học Todd Borek của CNN nói. Khi bão Mặt Trời càng mạnh, khu vực nhìn thấy cực quang ở vùng phía nam càng xa hơn. (Ảnh: CNN)


Bão Mặt Trời hôm 17/3 mạnh cấp 4 và được coi là cấp nguy hiểm trong thang 5 bậc của Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) về tác động địa từ. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công Trái Đất kể từ năm 2013. (Ảnh: Chris Murray)


Theo các chuyên gia, cơn bão có thể ảnh hưởng đến lưới điện, theo dõi bản đồ và định vị. Hoạt động của nó đôi khi gây gián đoạn liên lạc vệ tinh, nhưng chưa có báo cáo nào trong trường hợp này. (Ảnh: Chris Murray)


Cực quang nhìn từ cảng Whitehaven Harbour, hạt Cumbria, Anh. Những "dải lụa ánh sáng" xuất hiện thường xuyên nhất vào khoảng từ tháng 9, tháng 10, sau đó được quan sát trở lại trong khoảng tháng 3, tháng 4. (Ảnh: Ade Fisher)


Hầu hết cực quang đều có màu xanh, tuy nhiên có nhiều trường hợp chúng mang màu hồng hoặc hơi đỏ. (Ảnh: CNN)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News