Bão mặt trời tạo cực quang trên diện rộng
Một cơn bão mặt trời lớn đã đổ bộ xuống Trái đất hôm qua, tạo ra những cực quang ngoạn mục trên hầu hết bầu trời của Bắc bán cầu. Hôm 1.8, hầu hết phần mặt trời đối diện với Trái đất đều diễn ra hoạt động phun trào vật chất ở vành nhật hoa.
Cực quang xuất hiện trên bầu trời Toronto. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, phún xuất gây nên sự bùng nổ trên bề mặt mặt trời lần này được các nhà thiên văn học liệt vào dạng C3. Các phún xuất khác, như dạng X hoặc M, tạo ra những cơn bùng nổ mạnh hơn nhiều, và có thể gây thiệt hại cho Trái đất. Phún xuất dạng C hiếm khi tác động mạnh đến Trái đất, ngoại trừ tạo ra màn trình diễn cực quang tuyệt đẹp như vào hôm qua tại Đan Mạch, Na Uy, Greenland, Đức, cũng như ở phía bắc nước Mỹ và Canada. Giới chuyên gia nhận định bão mặt trời lần này không gây nguy hại cho hoạt động viễn thông, và cư dân hành tinh xanh không cần lo ngại trừ phi họ sử dụng thiết bị kết nối vệ tinh.
Trong khi sự kiện bão mặt trời lần này có vẻ như không gây nguy hại cho Trái đất như dự báo, các chuyên gia của NASA cảnh báo hoạt động của mặt trời sẽ tăng lên một mức mới trong chu kỳ 11 năm, và sẽ sản sinh ra các cơn bão lớn hơn. Vào năm 1859, một vụ bùng nổ lớn đã xảy ra trên bề mặt mặt trời, làm cháy các đường dây điện báo xuyên suốt châu Âu và Mỹ, đánh sập toàn bộ hệ thống hàng hải toàn cầu cũng như mạng lưới viễn thông lúc đó. Gần đây, vào năm 1989, một cơn bão mặt trời nhỏ hơn đã đánh sập mạng lưới điện của Quebec, Canada trong suốt 9 giờ, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Hồi tháng 6, NASA cảnh báo Trái đất có thể sẽ phải hứng chịu luồng năng lượng từ không tiền khoáng hậu sau khi mặt trời “thức dậy” sau giấc ngủ đông dài, vào năm 2013.
Trong khi đó, báo Global Times dẫn lời chuyên gia dự đoán cơn bão mặt trời mới nhất đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn hoạt động cao hơn của mặt trời.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
