Bão Mujigae có thể đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng
Với tốc độ di chuyển 20-25km/h, bão Mujigae có khả năng đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng vào sáng 5/10.
Bão Mujigae có thể đổ bộ các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng
Chiều 2/10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp trực tuyến triển khai ứng phó với bão Mujigae, cơn bão thứ tư ở biển Đông. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 12h trưa nay tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 710km về phía Đông.
Đây là cơn bão đặc biệt hiếm có khi phát triển từ áp thấp nhiệt đới lên thành bão ngay trên đất liền của đảo Luzon (Philippines). Hiện bão đạt cấp 8 (tối đa 75km/h) và tiếp tục mạnh lên với vùng gió nguy hiểm trên cấp 10 đạt từ 50 đến 100km. Do được tiếp năng lượng từ biển Đông, dự kiến ngày 4/10 bão sẽ đạt cấp 10-11.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão. (Ảnh: NCHMF).
Cơ quan khí tượng thủy văn đưa ra 3 kịch bản bão đổ bộ, đó là đi vào Quảng Tây (Trung Quốc); vào nam đồng bằng Bắc Bộ và vào Quảng Ninh - Hải Phòng. "Xác suất bão đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng, trọng tâm là Quảng Ninh khoảng 50%. Cấp đổ bộ dự kiến là 9-10. Bão gây mưa lớn ở đồng bằng Đông Bắc và vùng núi phía Bắc, lượng mưa cả đợt 300-400mm", ông Cường nhận định.
Để ứng phó với bão Mujigae, Bộ Quốc phòng huy động hơn 67.000 cán bộ chiến sĩ, 2 máy bay, 18 tàu, hơn 600 xuồng các loại, gần 1.200 ôtô cứu hộ cứu nạn. Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa hướng dẫn cho hơn 46.000 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát lưu ý cơn bão sẽ mạnh lên kèm theo mưa rất to. Những cơn bão trước thiệt hại sau bão do mưa lũ rất lớn nên các địa phương không được chủ quan. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, miền núi phía Bắc cần lên phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất. Bộ trưởng đề nghị Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương khi bão vào gần bờ thì phải cập nhật từng giờ cho người dân biết rõ để chủ động ứng phó.
Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp trực tuyến chiều 2/10.
Chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các địa phương sẵn sàng cho tình huống xấu nhất để hạn chế thiệt hại về người và tài sản. "Ứng phó thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu là phải lường đến mọi tình huống, trước hết cần kiểm tra lực lượng 4 tại chỗ, chuẩn bị máy bơm, nạo vét mương, tạo lối thoát lũ kịp thời", Phó thủ tướng nói và nhắc nhở UBND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn than khoáng sản tiếp tục làm sạch các lòng dẫn, mở thêm kênh thoát lũ, hạ thấp bãi thải để tránh tình trạng ngập, sạt như đợt mưa lũ lịch sử 50 năm vừa qua.
Trước đó tối 30/9, vùng biển miền Trung Philippines xuất hiện một áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 và đến sáng nay khi vượt qua đảo Luzon đã mạnh lên thành bão (cấp 8). So với trung bình nhiều năm cùng kỳ, đến nay số cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam còn ít, hiện tại là 4 cơn. Nguyên nhân là Việt Nam đang chịu tác động của El Nino khiến nhiệt độ tăng, bão ít hơn.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
