Bão Phượng Hoàng ảnh hưởng đến mưa ở Trung và Nam Bộ
Tuy có khả năng không vào Biển Đông, bão Phượng Hoàng tiếp tục mạnh thêm và ảnh hưởng đến mưa ở khu vực Trung và Nam Bộ nước ta, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (DBKTTV) cho biết.
Do tác dụng hút gió của bão Phượng Hoàng (Fung Wong), rãnh áp thấp chi phối thời tiết các tỉnh Bắc Bộ trong những ngày qua có xu hướng dịch lên phía bắc và mờ dần đi. Đến chiều qua (27/7), bão Phượng Hoàng có vị trí tâm ở vào khoảng 22,3 độ vĩ bắc, 123,6 độ kinh đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12, giật trên cấp 12.
Dự báo, trong hai ngày tới, Phượng Hoàng tiếp tục mạnh thêm, di chuyển theo hướng giữa tây bắc, vượt qua đảo Đài Loan và đổ bộ vào bờ biển tỉnh Triết Giang - Phúc Kiến (Trung Quốc).
Phượng Hoàng không có khả năng vào Biển Đông. Tuy nhiên, do hoàn lưu bão rất rộng, khu vực đông bắc Biển Đông có gió bão mạnh cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8, biển động mạnh. Trung tâm DBKTTV khuyến cáo tàu thuyền cần tránh xa khu vực này để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.
Mặt khác, cũng do tác dụng hút gió của Phượng Hoàng, khu vực nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta, gió tây nam hoạt động mạnh hơn, đem theo mây và gây mưa, dông ở nhiều nơi cho đến vài ba ngày tới.
Khoảng ngày 31/7-1/8, sau khi Phượng Hoàng tan, rãnh áp thấp chi phối thời tiết các tỉnh Bắc Bộ trong những ngày qua có thể được thiết lập trở lại; miền Bắc lại có thể nhiều mưa trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ có thể xảy ra mưa rải rác vào chiều tối kèm theo dông.
Vẫn theo Trung tâm DBKTTV, do mưa lớn ở thượng nguồn kết hợp với xả lũ của hồ Hoà Bình với bốn cửa xả được mở và của hồ Tuyên Quang với hai cửa xả được mở, mực nước các sông tiếp tục lên nhanh.
Đến chiều qua, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên mức 9,34 m (dưới báo động I 0,16 m); sông Thái Bình tại Phả Lại đạt mức 3,84 m (trên báo động I 0,43 m). Dự báo, hôm nay (28/7), lũ sông Hồng sẽ lên báo động I, đạt mức 9,5m, sông Thái Bình tại Phả Lại lên mức 4,2 m.
Sau bốn ngày mưa to, cả tỉnh Lào Cai có bốn người chết vì lũ cuốn, hàng chục người bị thương. Do lũ to, nước dâng cao, lúc 10 giờ 30 sáng qua trên Sông Lô, đoạn qua xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, một thuyền chở 16 người không đeo phao cứu sinh mất lái, quay ngang, và bị lật, làm ba người mất tích.
Vụ đắm đò xảy ra tại km 32 đường Hà Giang xuôi Hà Nội, nơi bến đò có nhiều người qua lại để đi chợ phiên và lên huyện lỵ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
