Bão Sarika suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
10h ngày 19/10, sau khi tiến gần vùng biển Quảng Ninh, bão Sarika suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng vẫn gây gió giật cấp 8-9.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, 10h ngày 19/10, khi cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 60 km, bão Sarika đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sức gió tối đa chỉ còn 60 km/h (cấp 7), giật tăng 2 cấp.
Giải thích việc bão nhanh chóng suy yếu khi tiệm cận bờ, một chuyên gia cho biết, do vịnh Bắc Bộ lạnh, không được tiếp thêm năng lượng, cộng với không có sự "tiếp sức" của gió đông nam thổi lên.
Đường đi của bão Sarika. Ngoài ra, trên biển Đông còn sắp đón bão Haima. (Ảnh: NCHMF).
Dự báo, áp thấp nhiệt đới sẽ quặt lên phía bắc, đi vào Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành một vùng áp thấp. Hoàn lưu áp thấp nhiệt đới tiếp tục gây gió mạnh cấp 6-7, giật tăng 2 cấp, ở bắc vịnh Bắc Bộ, các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ, sóng biển cao 2-4m.
Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh đến Thái Bình có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong ngày và đêm nay, ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ tiếp tục có mưa, phổ biến 50-100mm.
Đài Hải quân Mỹ dự báo đường đi của bão. (Ảnh: NRLMRY).
Được hình thành từ ngày 13/10 trên vùng biển phía đông Philippines, bão Sarika nhanh chóng mạnh lên, đổ bộ vào đảo Luzon (Philippines) với cấp gió khoảng 15. Vào biển Đông sáng 16/10 với cường độ cấp 14, bão di chuyển nhanh và sáng nay đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), giảm còn cấp 12.
Đây là cơn bão thứ 7 trên biển Đông trong năm nay. 6 cơn bão trước đó đã gây ra nhiều thiệt hại cho miền Bắc.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
