Bão số 12 gây mưa rất lớn ở miền Trung, bão số 13 đã "lấp ló" vào biển Đông

Tại cuộc họp ứng phó với bão số 12 sáng nay (9/11), Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chồng thiên tai cảnh báo, bão số 12 sẽ gây mưa rất lớn ở khu vực miền Trung, nhất là từ Quảng Trị đến Khánh Hoà. Trong khi đó, ở ngoài xa, một áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đi vào biển Đông trong vài ngày tới.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, khoảng 8 giờ sáng nay, bão cách bờ biển Bình Định- Khánh Hòa 450 km với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Theo ông Khiêm, bão số 12 gây gió mạnh, trên biển sẽ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. “Từ đêm nay 9/11 đến rạng sáng 10/11 sẽ có gió mạnh trên đất liền kéo dài đến trưa mai. Khu vực bờ gió cấp 8 giật cấp 11. Đây là thời điểm gió mạnh nhất do bão số 12”, ông Khiêm nói.


Dự báo, bão số 12 gây dự kiến sẽ gây mưa lớn ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Tây Nguyên.

Dự báo, bão số 12 sẽ hướng vào khu vực Nam Trung bộ và Trung Trung bộ, trong đó, trọng tâm là các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà.

Ông Khiêm lưu ý, bão số 12 cũng sẽ gây đợt mưa rất ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nguy cơ cao về sạt lở đất đá và lũ quét.

Cụ thể, từ chiều 9/11 đến đêm 12/11, từ tỉnh Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa phổ biến 200-400 mm/đợt, có nơi trên 400 mm. Các tỉnh Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có mưa phổ biến 100-200 mm/đợt.

Từ đêm 9 đến 13/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện 1 đợt lũ:

Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên ở mức báo động (BĐ)2-BĐ3, có sông trên BĐ3; các sông ở Quảng Bình và khu vực Nam Tây Nguyên ở mức BĐ1 - BĐ2, có sông trên BĐ2.

Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm Dự báo cũng thông tin thêm, khoảng đêm 11/11, rạng sáng 12/11, một áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 13 đi vào Biển Đông.

Khoảng ngày 14/11, bão số 13 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Bộ. Theo nhận định, bão số 13 sẽ đạt cường độ cấp 11 trên Biển Đông.

Theo Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, đến sáng 9/11, các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm cho trên 59.750 tàu thuyền, với trên 289.000 người biến hướng di chuyển của bão để phòng tránh. Tuy nhiên, hiện còn 4 phương tiện/29 người (Bình Định) đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, Khánh Hòa dự kiến cấm biển 18 giờ hôm nay (9/1). Các tỉnh khác đang xem xét thời gian cấm biển tùy theo diễn biến của bão.


Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lưu ý các địa phương bão số 12 sẽ gây mưa lớn ở khu vực miền Trung, khu vực vừa qua chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố đang tổ chức gia cố, sơ tán người dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản. Số điểm dự kiến bắn pháo hiệu khi có bão 10 điểm từ Bình Định vào Bình Thuận.

Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng cho hay, không chỉ ứng phó với bão số 12, thông tin xa từ các dài quốc tế cũng cho thấy, khả năng hình thành một cơn bão số 13 có thể mạnh hơn.

Ông Hoài lưu ý các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền trên biển và ra khơi. Qua thiết bị theo dõi vệ tinh cho thấy, nhiều tàu vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm chưa kể tàu vận tải biển, tàu pha sông biển, tàu ở cửa sông.

Đảm bảo an toàn, lương thực, thực phẩm thuốc men cho người dân, du khách trên các đảo. Bộ đội biên phòng cần lưu ý về bắn pháo hiệu để cảnh báo các tàu trên biển, kể cả tàu vận tải.

Khu vực bão đổ bộ có rất nhiều lồng bè, diện tích nuôi trồng thuỷ sản thời gian vừa rồi chưa bị thiệt hại lớn có thể gây tâm lý chủ quan. Cơn bão Damrey năm 2017 đã gây thiệt hại rất lớn ở khu vực này, nhất là Phú Yên, Khánh Hoà.

Theo ông Hoài, nhiều công việc sau mưa lũ đang bừa bộn, nhất là khu vực miền Trung, đảm bảo về đời sống và an toàn cho người dân vùng núi.

“Nhiều nhà dân bị thiệt hại do các bão trước chưa khôi phục xong, nên người dân vẫn ở khu sơ tán. Do vậy, cần đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, kể cả nhu cầu thiết yếu, môi trường… cho người dân ở nơi sơ tán”, ông Hoài nói.

Ông Hoài cũng cảnh báo, nếu lượng dự báo sẽ gây nguy cơ rủi ro rất cao về sạt lở, lũ quét. Do vậy, các địa phương trong vùng ảnh hưởng, nhất là vùng núi có kế hoạch sơ tán nơi nguy hiểm.

Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng đề nghị Bộ Công Thương, các địa phương chỉ đạo vớt rác trong lòng hồ thuỷ điện, vì lo ngại thiết bị, cửa van của hồ về mặt kỹ thuật “có chịu được lượng củi gỗ khủng khiếp như thế không”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News