Báo sư tử ăn xác nai sừng tấm trước cửa nhà dân
Một cư dân ở bang Colorado ghi lại khoảnh khắc sư tử rít lên để ngăn người lạ mặt tiến đến gần con mồi nó vừa bắt được và đang ăn dở.
Con báo sư tử tỏ ra giận dữ vì bị quấy rầy trong lúc xé xác nai sừng tấm. (Ảnh: Charles Zelekna)
Charles Zelekna đứng sau cửa sổ quan sát khi nghe thấy tiếng động bên ngoài nhà riêng ở thành phố Glenwood Springs vào sáng sớm ngày 6/1. Zelekna đi ra ngoài nhưng không nhìn thấy bất cứ thứ gì do trời tối, vì vậy anh quyết định đi ngủ. Không lâu sau khi nằm xuống, chủ nhà nghe thấy nhiều tiếng động hơn. Anh bật đèn ngoài hiên và nhìn ra cửa trước. Zelekna rất bất ngờ khi trông thấy một con nai sừng tấm bị thương thúc vào hiên nhà.
Ban đầu, Zelekna nghĩ con nai sừng tấm bị xe đâm trúng và sắp chết sau khi bò tới gần mái hiên. Nhưng sau đó, ngay lúc anh chuẩn bị bước ra ngoài hiên để kiểm tra, một con báo sư tử bất thình lình nhô lên từ dưới bụng nai và đang xé thịt. Con mèo lớn gầm gừ để buộc Zelekna lùi lại. Chờ báo sư tử bỏ đi, Zelenka kiểm tra tình trạng của con nai sừng tấm và phát hiện nó đã chết từ lâu với một vết cắn chí mạng ở cổ.
Chủ nhà thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau và thấy báo sư tử đã quay trở lại để tranh thủ ăn bữa khuya. Zelenka buộc phải gọi cơ quan động vật hoang dã để nhờ họ chuyển xác nai sừng tấm ra xa ngôi nhà. Anh cảm thấy đáng tiếc khi phải làm vậy bởi báo sư tử có thể ăn được nhiều hơn.
Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Colorado cho biết họ không thể quyên góp thịt nai do xác con vật đã ở ngoài trời lạnh quá lâu. Vào đêm hôm sau, Zelenka trông thấy báo sư tử chạy tự do trên lối lái xe vào nhà. Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy con báo chạy lang thang quanh sân để tìm xác nai.
Báo sư tử thường săn nai sừng tấm ở phía tây Bắc Mỹ. Tại một số khu vực, nai sừng tấm là con mồi ưa thích của báo sư tử cùng với nhiều loài hươu khác. Báo sư tử là thợ săn mồi phục kích chuyên tấn công con mồi từ nơi nó đang giấu mình. Chúng thường cất xác con mồi và quay trở lại để ăn tiếp trong khoảng thời gian.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
