Bầy báo săn hợp sức giết thủ lĩnh phản bội

Bốn con báo săn tấn công và giết chết thủ lĩnh khi phát hiện nó hợp tác với một con báo săn trẻ hơn ở Masai Mara.


Bầy báo săn nổi tiếng Tano Bora ở Masai Mara. (Ảnh: Gazeti)

Bầy báo săn toàn con đực Tano Bora có cuộc tấn công dữ dằn nhằm vào thủ lĩnh Olpadan, kết thúc một trong những liên minh đặc biệt nhất ở khu bảo tồn tự nhiên Masai Mara. Một nhiếp ảnh phát hiện xác của Olpadan hồi tháng 1/2022. Ông cũng bắt gặp 4 con báo đồng đội cũ của nó bỏ chạy khỏi hiện trường.

Olpadan bị giết chết sau khi nó liên minh với một con báo săn trẻ tuổi hơn, trở thành đối thủ cạnh tranh của bầy cũ. Bầy báo săn 5 con trước đây bao gồm hai anh em đến từ cùng một gia đình và 3 con thuộc gia đình khác khoảng 6 năm tuổi.

Hành vi của những con báo săn gây bất ngờ cho người quan sát ở khu bảo tồn. Quan hệ hợp tác của chúng thách thức hiểu biết vốn có về hành vi của loài động vật có vú nhanh nhất trên đất liền, vốn thường hành động đơn độc hoặc theo cặp.


Xác của Olpadan được phát hiện hôm 27/1. (Ảnh: Wildfriends Africa)

Sự thống trị lãnh thổ của bầy báo săn 5 con trước các đối thủ cạnh tranh trong vườn quốc gia thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tới khu vực và chụp ảnh chúng. Bức ảnh Great Swim của nhiếp ảnh gia Buddhilini de Soyza ghi lại khoảnh khắc bầy báo săn chật vật vượt qua dòng sông Talek chảy siết. Bức ảnh được đánh giá cao ở cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã năm nay.

Jeffrey Wu, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, phát hiện xác của Olpadan gần sông Talek. Những đồng đội cũ của nó bỏ chạy với bàn chân dính đầy máu. "Chúng tôi tìm thấy xác Olpadan ở bìa rừng Olkiombo, cách không xa sông Talek. Những vết thương bao phủ khắp cơ thể nó. Điều đáng buồn là nó bị tấn công và giết chết bởi 4 con còn lại trong bầy Tano Bora. Chúng hoảng sợ bỏ chạy từ hiện trường, vượt qua sông Talek sang bờ bên kia", Wu chia sẻ.

Theo Wu, báo săn đực không chấp nhận con đực khác trong khu vực của chúng, ngay cả khi đó là chiến hữu trước kia. Các cán bộ quản lý ở khu bảo tồn 60 tuổi đang theo dõi nhóm báo săn còn lại với tên gọi mới là Nne Bora.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Kinh ngạc loài ếch khổng lồ, dài 1m, nặng 8kg

Kinh ngạc loài ếch khổng lồ, dài 1m, nặng 8kg

Chúng sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi, nơi có những con sông chảy xiết và khu rừng rậm nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm.

Đăng ngày: 21/06/2025
Top 30 loài rắn độc nhất trên thế giới

Top 30 loài rắn độc nhất trên thế giới

Loài rắn nào là loài chết chóc nhất trên thế giới? Infographic sau đây sẽ cho chúng ta biêt thông tin của 30 loài rắn độc nhất trên thế giới và nơi có thể tìm thấy chúng.

Đăng ngày: 20/06/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 20/06/2025
10 loài động vật mới được phát hiện

10 loài động vật mới được phát hiện

Nhện hổ, chim chích Campuchia hay cá mập Epaulette là những loài động vật mới được phát hiện trong những năm gần đây dù chúng tồn tại lâu nay trên thế giới.

Đăng ngày: 18/06/2025
10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

Trước sự xâm lấn và phá hủy môi trường sống, các loài rắn hiếm đứng trước bờ vực tuyệt chủng với sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài.

Đăng ngày: 17/06/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News