Cách di chuyển phức tạp của hàng nghìn con trùn giấm trong giọt nước

Quan sát đàn trùn giấm bơi dưới kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện chúng di chuyển đồng bộ một cách phức tạp.

Anton Peshkov, nhà vật lý tại Đại học Rochester ở New York, Mỹ, cùng đồng nghiệp quan sát hàng nghìn con trùn giấm (Turbatrix aceti) bơi trong giọt nước dưới kính hiển vi để hiểu rõ hơn về cách di chuyển của chúng, Live Science hôm 5/2 đưa tin. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Soft Matter.

Trùn giấm là loài vật chỉ dài khoảng 1 mm, thuộc ngành giun tròn. Với hơn 25.000 loài được mô tả khoa học đến nay, giun tròn là một trong những sinh vật sinh sôi mạnh nhất hành tinh. Nhiều loài trong số đó là ký sinh trùng. Những loài khác, ví dụ Turbatrix aceti, ăn vi sinh vật tí hon trong rất nhiều môi trường trên Trái Đất, kể cả những lọ giấm. Điều này mang lại cho chúng cái tên trùn giấm.

Nhóm nghiên cứu của Anton Peshkov quan tâm đến trùn giấm không phải vì nơi sống của loài vật này mà là cách chúng di chuyển. Giống nhiều loài chim hay cá, chúng di chuyển theo các nhóm đồng bộ.


Hàng nghìn con trùn giấm bơi trong giọt nước dưới kính hiển vi.

Sau khi di chuyển ngẫu nhiên trong giọt nước gần một tiếng, vài con trùn giấm bắt đầu tụ tập ở trung tâm, trong khi những con khác bơi ra rìa, di chuyển quanh mép như những chiếc xe vòng quanh bùng binh. Không lâu sau, từng con bắt đầu uốn lượn cơ thể, những con khác gần đó cũng lượn sóng theo một cách đồng điệu. Sau đó, cả đàn dao động, di chuyển đồng bộ theo một nhịp điệu mà chỉ chúng nhận biết được.

Peshkov vô cùng kinh ngạc trước sự phức tạp và đồng bộ khi chúng di chuyển. "Đây là sự kết hợp giữa hai kiểu đồng bộ khác nhau. Chuyển động và dao động", ông nói.

Nghiên cứu còn chỉ ra một kết quả đáng ngạc nhiên khác. Khi cả đàn đồng loạt bơi, chúng đẩy vào mép của giọt nước, tạm thời ngăn giọt nước co lại khi nó từ từ bay hơi. Khi nhóm chuyên gia đo lực tác động của đàn trùn giấm, họ nhận thấy chúng có khả năng di chuyển vật thể nặng gấp hàng trăm lần trọng lượng của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News