Linh cẩu nâu hoảng sợ bỏ chạy khi gặp sư tử cái
Sư tử cái ẩn mình giữa những bụi cây, lặng lẽ tiếp cận linh cẩu nâu rồi lao ra tấn công khiến đối phương bỏ chạy.
Hướng dẫn viên Jordan Davidson ghi hình cuộc chạm trán giữa hai loài ăn thịt trong chuyến tham quan cùng các vị khách tại khu bảo tồn sinh vật hoang dã Sanbona, Nam Phi, Latest Sightings hôm 1/2 đưa tin.
"Trong chuyến xe buổi sáng ở khu vực Klein Karoo thuộc khu bảo tồn sinh vật hoang dã Sanbona, chúng tôi hy vọng sẽ thấy những con sư tử đi bộ trước khi chúng tìm thấy bóng râm và nằm nghỉ", Jordan kể lại.
Sau đó, một hướng dẫn viên thông báo về việc phát hiện linh cẩu nâu và một con sư tử cái ít tuổi đang theo dõi nó. Khi đoàn tham quan tới gần địa điểm này, họ trông thấy sư tử cái đang rình rập giữa những bụi cây. Ở phía nam, linh cẩu nâu đánh hơi, đi bộ và tìm kiếm thức ăn. Nó hoàn toàn không biết sư tử cái đang ở ngay gần.
Sau một lúc theo dõi, sư tử lao ra khiến linh cẩu nâu vội vã bỏ chạy.
"Sư tử cái đang sống đơn độc, không đi cùng đàn. Trong khi đó, linh cẩu nâu sống theo đàn nhưng lùng sục và kiếm ăn một mình. Linh cẩu nâu là sinh vật bí ẩn, hiếm khi người ta thấy chúng lang thang bên ngoài vào ban ngày. Chúng tôi gặp may vì sáng hôm đó trời lạnh và nhiều mây nên linh cẩu ở ngoài lâu hơn", Jordan cho biết.
Sau một lúc theo dõi, sư tử lao ra khiến linh cẩu nâu vội vã bỏ chạy. "Sư tử xông ra tấn công, nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi thấy nó không giết đối phương. Dù vậy, chắc chắn sư tử cũng đã khiến linh cẩu khiếp sợ", Jordan nhận định.
Jordan cho rằng có thể sư tử cái chỉ muốn chơi đùa, những âm thanh kỳ lạ của linh cẩu khiến nó do dự, hoặc bộ lông dài đã giúp linh cẩu thoát khỏi móng vuốt của sư tử và khiến kẻ tấn công bối rối. "Dù sao, đó vẫn là một cảnh tượng tuyệt vời. Tôi đã chờ đợi nhiều năm để được chứng kiến cuộc đụng độ này", anh chia sẻ.
Linh cẩu nâu (Hyaena brunnea) sống ở châu Phi và là một trong những loài linh cẩu hiếm nhất. Việc hoạt động vào ban đêm giúp chúng tránh được nắng nóng. Linh cẩu nâu chủ yếu ăn xác thối, đôi khi cũng ăn các loài gặm nhấm, trứng, côn trùng và một số động vật nhỏ.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
