Bảo tồn nguồn gene các loài cây quý hiếm ở Bạch Mã

Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chuyển giao 7 đề tài khoa học về bảo tồn và phát triển nguồn gene, trong đó nổi bật là tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gene hai loài cây kiền kiền và gõ lau quý hiếm.

Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng đã thành công trong việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình phục hồi rừng tự nhiên; tổ chức điều tra, giám sát vượn, ứng dụng công cụ MIST trong quản lý, giám sát cơ sở dữ liệu tuần tra bảo vệ rừng...

Các đề tài nghiên cứu đã gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, có hàm lượng khoa học; tập hợp được nhiều thông tin khoa học hữu ích, làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học.


Vườn quốc gia Bạch Mã

Đến nay, Vườn quốc gia Bạch Mã đã hoàn thành chương trình nghiên cứu, kiểm kê hệ nấm và thực vật với 2.373 loài, gấp hơn 5 lần so với trước đây và chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước; cập nhật được 1715 loài động vật, gấp 10 lần so với trước đây và chiếm 7% tổng số loài động vật trong cả nước.

Trong năm 2013, Vườn Quốc gia Bạch Mã tập trung phát triển mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hợp tác với Vườn thực vật New York xây dựng đề án nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu, học tập liên thông quốc tế qua mạng quản lý mã và so sánh mẫu vật; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế tổ chức chương trình "Ấn tượng Bạch Mã 2013"...

Việc mở rộng đường lên đỉnh Bạch Mã dự kiến sẽ được hoàn thành vào mùa Hè năm 2013, phục vụ khách du lịch lên tham quan đỉnh Bạch Mã.

Cách Cố đô Huế 50km về phía Nam, Vườn quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt nước biển, là địa điểm du lịch lý thú đối với du khách để có thể chinh phục hết vẻ đẹp của những địa điểm như Vọng hải đài, ngũ hồ, thác Đỗ Quyên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News