Bảo tồn nửa vời không thể cứu cá heo Maui
Điều này đã được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) khẳng định ngay sau khi Chính phủ New Zealand công bố loạt giải pháp nhằm cứu phân loài cá heo Maui (Cephalorhynchus hectori maui) khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Trong lúc số lượng cá heo Maui ước tính chỉ còn khoảng 55 cá thể thì việc ban hành và nhanh chóng triển khai những nỗ lực bảo tồn hiệu quả là vô cùng cần thiết. Song, thay vì nắm bắt cơ hội phục hồi quần thể cá heo nhỏ nhất thế giới, bộ giải pháp mà Chính phủ New Zealand đưa ra dường như không đủ để bảo vệ chúng, thậm chí còn khiến người ta nghĩ rằng Chính phủ nước này đang cố tình cho phép duy trì một phương pháp đánh bắt có khả năng hủy diệt tương lai cá heo Maui - bà Rebecca Bird, Quản lý Chương trình Biển của WWF - New Zealand, nhận định.
Phân loài cá heo Maui đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng (Ảnh: DOC)
Hiện đánh bắt cá vẫn đang là mối đe dọa hàng đầu đối với sự sống của loài cá heo quý hiếm. Thế nên nếu chỉ cấm sử dụng lưới đăng và các thiết bị đánh bắt khác ở một số khu vực nguy cấp hoặc vẫn cho phép dùng lưới đánh bắt trong phạm vi nhất định khi có người giám sát trên tàu…, chắc chắn sẽ không giúp ích nhiều cho hoạt động bảo tồn quần thể cá heo Maui ít ỏi còn sót lại.
Ngoài ra, bộ giải pháp mới công bố khả năng sẽ không thể bảo vệ được các hành lang biển kết nối cá heo Hector (Cephalorhynchus hectori) ở phía nam với cá heo Maui - một phân loài của nó.
Do đó, WWF kêu gọi Chính phủ nước sở tại cần có những hành động mạnh mẽ, dứt khoát hơn, đồng thời đề nghị người dân New Zealand tham gia tích cực hơn vào các nỗ lực đưa cá heo Maui thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng chứ không đơn thuần cố gắng để số lượng quần thể này chỉ mất đi 1 cá thể trong vòng 10 - 23 năm tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
