Bất chấp nguy hiểm, loại đá "mềm" này vẫn được sử dụng như thức ăn
Loại đá này chứa nhiều tạp chất độc hại, nhưng nếu qua một quy trình xử lý và lọc thì nó có thể ăn được.
Mọi người đều biết rằng, đá có kết cấu cứng và không thể xem nó là thức ăn . Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, nhiều loại đá đã biến thành những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Có thể nói rằng, vai trò của đá có mặt khắp mọi nơi nhưng trong thực phẩm thì đá lại rất hiếm.
Trên thế giới có rất nhiều loại đá khác nhau, nhưng có một loại đá mềm, có thể xem là thực phẩm và nhiều người Trung Quốc đã ăn nó khi còn nhỏ. Loại đá này có tên là Talc.
Đá Talc là một khoáng chất silicat phổ biến, nó rất mềm, có thể thay thế phấn trắng. Chỉ cần một chút va chạm mạnh cũng khiến nó nứt toạc ra.
Điều đó có thể thấy được rằng chúng rất mềm và có thể gặm bằng răng một cách dễ dàng. Đá Talc trong tự nhiên có màu trắng, nếu có có nhiều màu sắc khác nghĩa là nó chứa nhiều tạp chất hơn.
Đá Talc rất phổ biến ở các khu vực đồi núi và là một khoáng chất được tạo ra từ sự ăn mòn của thủy nhiệt. Trong sản xuất công nghiệp, đá Talc là nguyên liệu sản xuất ra mỹ phẩm, vật liệu chạm khắc, sơn và chất bôi trơn.
Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một loại thuốc tốt. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, đá Talc kết hợp với cam thảo khô, hoắc hương để điều trị cho những người hay bị nóng cơ thể, giúp hạ nhiệt, chữa bệnh chàm.
Trong những ngày nóng, nhiều người Trung Quốc còn lấy đá Talc làm thành thức ăn, nó được nghiền thành bột rồi trộn với nước hoặc cơm. Cách ăn này được người ta tin rằng có thể giải nhiệt và giải độc.
Tuy nhiên, trong thực tế thì trong đá Talc có chứa một số thành phần kim loại gây hại và không thể ăn trực tiếp. Nếu dám ăn đá Talc trực tiếp, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đá Talc chỉ an toàn khi được xử lý hoặc được lọc qua nhiều công đoạn để làm dược liệu.

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.
