Bắt được cá mập trắng hơn 50 tuổi nặng gần 1.600kg
Con cá mập trắng cái dài 5,2m được bắt để đeo thẻ theo dõi trong chuyến thám hiểm khoa học ở vùng biển ngoài khơi Canada.
Các nhà nghiên cứu đưa Nukumi lên tàu. (Video: OCEARCH).
Con cá mập nặng hơn 1.587kg là cá thể thứ 6 mà các nhà nghiên cứu lấy mẫu vật trong nhiệm vụ kéo dài 4 tuần ở vùng tây bắc Đại Tây Dương của OCEARCH, tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào những động vật ăn thịt ở biển. Họ đặt tên cho con cá mập là Nukumi theo tên một cụ bà của người bản xứ Mi'kmaq ở vùng Maritime của Canada, bao gồm Nova Scotia.
Các chuyên gia ước tính Nukumi hơn 50 năm tuổi. Theo trưởng đoàn thám hiểm Chris Fischer, chắc chắn những lứa con đầu tiên mà nó đẻ cách đây 30 năm cũng đã sinh con. Trong nhiệm vụ gần đây nhất của OCEARCH, Fischer và đồng nghiệp thăm dò vùng biển Nova Scotia từ ngày 8/9 đến 6/10 để đeo thẻ cho cá mập và lấy mẫu vật từ chúng. Họ chia sẻ ảnh và video ghi lại khoảnh khắc kéo Nukumi khỏi mặt nước và lên sàn tàu nghiên cứu hôm 2/10. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là con cá mập lớn nhất họ từng lấy mẫu ở vùng tây bắc Thái Bình Dương. Những chiếc thẻ trên cơ thể con cá mập sẽ cho phép họ theo dõi chuyển động của nó trong 5 năm tiếp theo và ghi chép nó bơi sâu bao nhiêu.
Con cá mập này nặng hơn 1.587kg.
Nukumi sẽ sớm được đưa vào cơ sở dữ liệu của OCEARCH, chuyên theo dõi cá mập gắn thẻ khi chúng di cư dọc vùng ven biển tới vịnh Mexico. Họ sẽ theo dõi chu kỳ sinh sản, nơi sinh, bệnh tật và tác động của cá mập tới các loài khác. "Nukumi ăn nhiều hải cẩu và rất khỏe mạnh. Nó có nhiều vết xước trên mặt do móng hải cẩu gây ra khi nó ăn thịt chúng", Fischer cho biết.
Theo OCEARCH, dữ liệu từ Nukumi sẽ giúp cân bằng nguồn dự trữ cá ở những vùng biển xung quanh và hỗ trợ hơn 20 dự án nghiên cứu. Viện Smithsonian cho biết cá mập trắng cái trung bình thường dài 4,6 - 4,9m trong khi con đực dài 3,4 - 4m.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu
Vùng biển xứ Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha nổi tiếng với nhiều loài hải sản cao cấp, trong đó ốc cổ ngỗng được xem là có giá trị dinh dưỡng rất cao với rất nhiều nguyên tố vi lượng, vị lại ngọt ngon.
