Bắt được cá tuyết khổng lồ lớn nhất châu Âu

Một con cá tuyết dài gần 1,5m, nặng 42kg được công nhận là con cá lớn nhất từng được đánh bắt trên vùng biển châu Âu.

Anh Morten Hvam - hành khách trong một chuyến đi nghỉ câu cá ngoài khơi đảo Soroya thuộc vùng biển của Na Uy là người đã bắt được con cá tuyết khổng lồ trên.

So với con cá đạt kỷ lục lớn nhất trước đây từng được ghi nhận, thì con cá tuyết được anh Hvam bắt, nặng hơn 425g.

Bắt được cá tuyết khổng lồ lớn nhất châu Âu
Con cá tuyết khổng lồ nặng gần 42kg

Với trọng lượng gần 42kg, con cá tuyết có thể được chế biến thành hơn 150 suất ăn tối với món cá khoai tây và trị giá 700 bảng (hơn 1.000 USD).

Trong năm nay, các ngư dân đã liên tục đánh bắt được rất nhiều cá tuyết khổng lồ với cân nặng trên 27kg - trọng lượng lớn gấp 3 lần so với những con cá tuyết sinh sống tại các vùng biển của Anh.

Mới đây, hai ngư dân Troels Bill và Jakob Lindberg từ Đan Mạch cũng đã bắt được 2 con cá tuyết với trọng lượng mỗi con là 30kg.

Kể từ năm 2010, nhiều ngư dân Anh đã đưa thuyền tới vùng biển phía bắc, mong có cơ hội tìm ra vùng đất sinh sống của những loài cá tuyết khổng lồ.

Ông Paul Stephens, giám đốc điều hành công ty chuyên cung cấp dịch vụ đi chơi câu cá mang tên Angling Direct Holidays cho biết: “Cá tuyết sinh sống trên vùng biển của Anh không thể phát triển tới trọng lượng và kích thước lớn như trên bởi ngư dân Anh, Pháp và Tây Ban Nha thường xuyên thả lưới đánh bắt".

Tại những quốc gia châu Âu khác như Na Uy, nguồn cá tuyết tương đối dồi dào, chúng có thể thoải mái sinh sôi và phát triển tới những kích thước và trọng lượng lớn hơn.

Đây cũng chính là lý do mà dịch vụ đi chơi câu cá tại vùng biển bắc Na Uy đang cực kỳ phát triển và thu hút ngày càng đông du khách tham gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và sẽ đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới nếu con người không sớm có hành động.

Đăng ngày: 15/11/2017
Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Theo Daily Mail, sinh vật có hình dạng đáng sợ này còn được gọi là cá mập mào. Chúng đã bơi lội khắp đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 13/11/2017
Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú cùng săn một loài cá nhỏ giỏi luồn lách trong rạn san hô và thường trốn trong những kẽ đá nhỏ tới mức cá mú không thể đuổi theo.

Đăng ngày: 13/11/2017
Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Cầm trên tay quả cam/chanh, có lẽ bạn không ngờ nó có ảnh hưởng to lớn tới quá trình khám phá thế giới của loài người như thế nào.

Đăng ngày: 07/11/2017
Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Câu chuyện về đôi tôm mắc kẹt vĩnh viễn không thể ra khỏi khối bọt biển hay còn gọi là hải miên trong chương trình tài liệu tự nhiên Blue Planet II trên kênh BBC khiến nhiều người xem xúc động.

Đăng ngày: 07/11/2017
Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Nhà nghiên cứu Neville Barrett và đồng nghiệp chạm trán đàn cá mập Port Jackson trong chuyến thám hiểm rạn san hô Australia, Earth Touch News hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 07/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News