Bắt được tia laser "xuyên không" thiên hà khác bắn đến Trái đất

Kính thiên văn vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi đã bắt được một vật thể vũ trụ ma quái, có dạng tia laser, đã di chuyển tận 5 tỉ nắm ánh sáng để đến được thế giới chúng ta.

Vật thể mang tên LADUMA J033046.20-275518.1 là thứ được gọi là "megamaser", một dạng vi sóng tương đương với tia laser nhưng cực mạnh, trong đó ánh sáng được khuếch đại bằng cách phát bức xạ kích thích.

Các hành tinh, sao chổi, đám mây, ngôi sao… đều có thể tạo ra maser, nhưng một maser ở tầm "mega" thì phải do một thứ gì đó cực kỳ mạnh mẽ bắn ra.

Bắt được tia laser xuyên không thiên hà khác bắn đến Trái đất
Vòng tròn có dấu cộng là nơi phát ra tia laser bí ẩn - (Ảnh: MeerKAT).

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Marcin Glowacki của phân hiệu Đại học Curitn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn vô tuyến Quốc tế (ICRAR - Úc), megamaser có thể được tạo ra bởi những dạng "quái vật vũ trụ" ví dụ như lỗ đen siêu khối hay các vụ tác động, va chạm, hợp nhất dữ dội.

"Đây là sự va chạm của các thiên hà đang tạo ra các ngôi sao mới và nuôi dưỡng các lỗ đen lớn" - Science Alert dẫn lời tiến sĩ Glowacki .

Ánh sáng của vật thể này đã di chuyển xuyên qua khoảng cách tận 5 tỉ năm ánh sáng để đến được thế giới chúng ta. Vì vậy, đã hàng tỉ năm trôi qua đối với thứ thực sự bắn tia laser đến Trái Đất, và có khi nó đã không còn tồn tại.

Nguồn gốc của tia laser khốc liệt này được xác định là từ thiên hà WISEA J033046.26−275518.3, vừa được đặt tên mới là Nkalakatha.

Bắt được tia laser xuyên không thiên hà khác bắn đến Trái đất
Hình ảnh thiên hà chủ bắn ra tia laser được một kính viễn vọng khác chụp được - (Ảnh: SUBARU)

Đây là một phát hiện tình cờ khi nhóm nghiên cứu thực hiện một nhiệm vụ khác là tìm kiếm bước sóng 21 cm do hydro trung tính phát ra trong vũ trụ sơ khai, bị kéo căng do sự giãn nở của vũ trụ.

Nhưng phát hiện đã giúp đem đến một cánh cửa mới để các nhà thiên văn hiểu thêm về cách các thiên hà hợp nhất trong quá khứ của vũ trụ.

Nghiên cứu vừa được công bố trực tuyến và sẽ xuất bản chính thức trên The Astrophysical Journal Letters số sắp tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thiên hà xa nhất cách 13,5 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện thiên hà xa nhất cách 13,5 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà HD1 có thể chứa một hố đen siêu khối lượng nặng gấp 100 triệu lần Mặt Trời hoặc những ngôi sao cổ xưa nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 09/04/2022
Phát hiện hành tinh 2 mặt

Phát hiện hành tinh 2 mặt "địa ngục", đá bốc hơi mỗi hoàng hôn

Dữ liệu từ Kính viễn vọng Hubble của NASA/ESA tiếp tục hé lộ thêm 2 hành tinh địa ngục, có môi trường và khí hậu điên rồ hơn bất kỳ hành tinh trong phim giả tưởng nào.

Đăng ngày: 08/04/2022
NASA lùi thời gian thử nghiệm tên lửa đẩy đưa tàu lên Mặt trăng

NASA lùi thời gian thử nghiệm tên lửa đẩy đưa tàu lên Mặt trăng

Vụ thử SLS này sẽ được thực hiện ngay sau khi tàu SpaceX phóng thành công. Tên lửa SLS dài 98 mét sẽ vẫn đặt trên bệ phóng trong khi chờ.

Đăng ngày: 08/04/2022
Hai nữ sinh chiến thắng cuộc thi thiết kế robot đào đất Mặt trăng của NASA

Hai nữ sinh chiến thắng cuộc thi thiết kế robot đào đất Mặt trăng của NASA

NASA đã chọn hai nữ sinh trong số 2.300 người có thiết kế dự thi trở thành người chiến thắng trong Cuộc thi Lunabotics Junior, cuộc thi cấp quốc gia tại Mỹ dành cho học sinh về các sứ mệnh Artemis.

Đăng ngày: 08/04/2022
Sét đánh trúng tên lửa của NASA trong chuyến bay thử nghiệm

Sét đánh trúng tên lửa của NASA trong chuyến bay thử nghiệm

ốn tia sét đã liên tiếp đánh vào bệ phóng của tên lửa Mega Moon trong các cuộc thử nghiệm vào ngày 2/4 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida.

Đăng ngày: 07/04/2022
Lần đầu tiên chụp được hành tinh

Lần đầu tiên chụp được hành tinh "còn trong bụng mẹ", gấp 2.800 Trái đất

AB Aurigae b đang trong giai đoạn hình thành sớm nhất từng được quan sát đối với một hành tinh khí khổng lồ, và không hình thành theo cách thông thường.

Đăng ngày: 07/04/2022
NASA sử dụng... ánh trăng để thống trị bầu trời

NASA sử dụng... ánh trăng để thống trị bầu trời

Ý tưởng có vẻ nhuốm màu huyền thoại sẽ giúp NASA sở hữu dàn vệ tinh hoạt động chuẩn xác nhất, bởi với khoa học, ánh trăng là thứ không dối lừa.

Đăng ngày: 07/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News