Bật mí lý do vì sao việc điều khiển ngón áp út luôn làm chúng ta mệt bở hơi tai

Thậm chí ngay cả việc tháo nhẫn cũng gian nan trắc trở chỉ vì sự "cứng đầu" của ngón tay áp út này.

Bạn đã từng bao giờ thử nhấc ngón áp út (hay còn gọi là ngón nhẫn) lên khỏi mặt bàn trong khi vẫn giữ nguyên các ngón không?

Nếu có, chắc hẳn bạn sẽ thấy rằng ngón áp út gần như rất khó để tự nhấc lên được, trong khi các ngón còn lại thực hiện điều này rất dễ dàng.

Bật mí lý do vì sao việc điều khiển ngón áp út luôn làm chúng ta mệt bở hơi tai
Ngón áp út gần như rất khó để tự nhấc lên được.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giải phẫu cấu trúc vùng bàn tay và ngón tay.

Ngón cái được xem là linh hoạt nhất trong bàn tay khi có nhiều nhóm cơ phụ trách hoạt động - bao gồm các cử động như: gập-duỗi, dạng-khép, từ đó giúp ta cầm, nắm vật dễ dàng.

Ngón út cũng có những nhóm cơ riêng, giúp ngón hoạt động dễ dàng hơn so với ngón nhẫn và ngón giữa. Tuy vậy, ngón út và 3 ngón còn lại vẫn chịu sự phụ trách của các nhóm cơ chung (như cơ gấp các ngón nông, sâu).

Điều khiến biên độ vận động của ngón út tuy linh hoạt nhưng vẫn kém hơn một chút so với ngón cái.

Bốn ngón (trỏ, giữa, nhẫn, út) có khả năng gấp nhờ vào hai nhóm cơ: nhóm cơ gấp các ngón dài và các cơ giun ở xương đốt bàn. Sự khác biệt nằm ở chỗ, phần gân cơ gấp của ngón trỏ lại tách biệt hơn cả, thay vì dính vào nhau như 3 ngón còn lại. Điều này giúp hoạt động của ngón trỏ có phần độc lập hơn cả.

Trong khi đó, ngón nhẫn và ngón giữa chỉ có những cơ giun và gấp chung, không có cơ hỗ trợ riêng lẻ. Đó là lý do vì sau, khi muốn nhấc ngón nhẫn lên, tay đồng thời nhấc luôn cả ngón giữa và ngón cái.

Bật mí lý do vì sao việc điều khiển ngón áp út luôn làm chúng ta mệt bở hơi tai
Ngón nhẫn và ngón giữa chỉ có những cơ giun và gấp chung, không có cơ hỗ trợ riêng lẻ.

Cho nên, mỗi khi muốn tháo nhẫn ở ngón áp út, bạn nên hãy thả lỏng ngón tay và từ từ rút nhẫn nhé!

Bạn đừng cố gấp ngón này lên xuống nếu bạn không muốn "phát rồ" vì sự kém linh hoạt của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News