Bất ngờ cách hành tinh y hệt Trái đất làm "tuyệt đường" sự sống
Sao Kim, hành tinh được chứng minh là anh em song sinh của Trái Đất, có thể đã chết trên 1 tỉ năm khi biến đổi thành hành tinh 1 tấm.
Hồi tháng 9/2020, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra "tesserae" trên sao Kim, tức những vùng biến dạng kiến tạo, thứ cho thấy hành tinh này đã được sinh ra để trở thành một thế giới sống được. Tesserae là đại diện cho hoạt động địa chất sôi động gọi là "kiến tạo mảng". Ở Trái Đất, kiến tạo mảng đã giúp tạo ra địa hình phức tạp và duy trì khí hậu ổn định, mở đường cho sự sống và nuôi dưỡng nó.
Nhưng mới đây, một nghiên cứu khác công bố trên Nature Astronomy cho thấy trong ít nhất 1 tỉ năm, kiến tạo mảng đã không xảy ra.
Sao Kim, hành tinh gần Trái đất nhất nhưng rất khó nghiên cứu vì sở hữu biển mây dày đặc - (Ảnh: NASA).
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi đã sử dụng mô hình máy tính để tái tạo lại tác động tạo nên miệng hố va chạm Mead rộng 170 dặm của sao Kim, được cho là do một tiểu hành tinh cực lớn đâm vào từ 300 triệu đến 1 tỉ năm trước. Mead được bao quanh bởi 2 đường đứt gãy như vách đá. Các mô hình cho thấy để vành đai đó được tạo nên trong trạng thái hiện tại, thạch quyển của Sao Kim - tức lớp vỏ đá bên ngoài - phải dày hơn nhiều so với Trái đất.
Theo Nature, với thạch quyển dày, khả năng sở hữu lớp vỏ nhiều mảnh (tức các mảng kiến tạo), thường xuyên chuyển động, trượt lên nhau, thậm chí bị vỡ đôi... như Trái đất là rất khó. Thậm chí, các mô hình còn cho thấy sao Kim là "hành tinh 1 tấm", tức có lớp vỏ đá dày và liền mạch trước khi có va chạm, tức trên 1 tỉ năm.
Lớp vỏ này dường như "niêm phong" mọi hoạt động cần thiết từ bên trong lõi hành tinh, làm "tuyệt đường" sự sống cho dù hành tinh có may mắn nhận được những "khối xây dựng sự sống" từ các thiên thạch. Đây có thể là một trong những yếu tố góp phần vào môi trường địa ngục của hành tinh, bên cạnh hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt.
Như vậy, cho dù có thể đã được sinh ra như hành tinh sống được, nhưng quan điểm cho rằng kiến tạo mảng xảy ra trong quá khứ gần của sao Kim là không thể. Nói cách khác, chúng ta không có hy vọng tìm thấy tàn tích của một sinh vật vài trăm triệu tuổi trên thế giới này.
Theo tiến sĩ Alexander Evans, phó giáo sư Đại học Brown (Mỹ), một trong các tác giả chính của nghiên cứu, phát hiện này càng làm nổi bật thêm vị trí đầy may mắn của Trái đất. Như đã biết, sao Kim và sao Hỏa cũng nằm cùng trong vùng sự sống của Hệ Mặt trời. Nhưng sự tiến hóa hành tinh không may đã biến chúng thành 2 thế giới chết hoặc đã tuyệt chủng.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
